Bị bắt giam oan, ba công dân yêu cầu bồi thường 31 tỷ đồng

Các công dân bị bắt giam oan trong ngày nhận quyết định đình chỉ điều tra 4/4.
Các công dân bị bắt giam oan trong ngày nhận quyết định đình chỉ điều tra 4/4.
TPO - Liên quan tới vụ bắt giam oan tám người dân vô tội ở Tây Ninh gần 40 năm trước mà Tiền Phong nhiều lần đưa tin, chiều 11/4, Viện KSND tỉnh Tây Ninh xác nhận đã nhận đơn yêu cầu bồi thường của các công dân.

Trong số tám người bị bắt giam oan, ông Nguyễn Văn Dũng (cựu chiến binh, thương binh, ngụ tỉnh Tây Ninh, bị bắt giam oan 3 năm 9 tháng 14 ngày), được TAND tỉnh Tây Ninh tuyên phúc thẩm buộc cơ quan tố tụng bồi thường cho ông 615 triệu đồng. Hiện còn bảy người các cơ quan tố tụng tỉnh Tây Ninh chưa giải quyết xong.

Bị bắt giam oan, ba công dân yêu cầu bồi thường 31 tỷ đồng ảnh 1 Viện KSND tỉnh Tây Ninh giao quyết định đình chỉ điều tra cho các công dân ngày 4/4.

Ba công dân đã có đơn yêu cầu bồi thường mà VKSND tỉnh Tây Ninh đã tiếp nhận đơn là Võ Thị Thương (SN 1925, ngụ tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương); ông Nguyễn Văn Chiến (SN 1953) và ông Hồ Long Chánh (SN 1952). Ba công dân này yêu cầu bồi thường tất cả 31 tỷ đồng, gồm các khoản tiền Thiệt hại về tài sản bị xâm phạm (nhà cửa, ruộng vườn), thiệt hại do thu nhập thực tế , thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm, thiệt hại về tinh thần và các chi phí khác.

Ngoài ra, bà Thương, ông Chiến và ông Chánh cũng yêu cầu Viện KSND tỉnh Tây Ninh xin lỗi công khai.

Bị bắt giam oan, ba công dân yêu cầu bồi thường 31 tỷ đồng ảnh 2 Công dân Võ Thị Thương nay 95 tuổi, mang hàm oan gần 40 năm qua.

Bốn trong số tám công dân còn lại thì ông Nguyễn Thanh Nghị đã mất, hiện đang chờ có người ủy quyền hợp pháp để giải quyết vụ án oan của ông Nghị. Bà Nguyễn Thị Lan và bà Nguyễn Thị Ngọc Lan do Viện KSND tỉnh Tây Ninh đưa quyết định đình chỉ ghi sai tên và năm sinh nên đang khiếu nại và 3 công dân này chưa nộp đơn yêu cầu bồi thường và xin lỗi công khai.

Như Tiền Phong đưa tin, sáng ngày 4/4, Viện KSND tỉnh Tây Ninh trao quyết định đình chỉ điều tra cho 7 công dân là ông Hồ Long Chánh, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Thành Nghị, Nguyễn Thị Thương và Nguyễn Thị Lan. 7 công dân này bị khởi tố ngày 27/7/1979 trong vụ án “Cướp tài sản riêng của công dân”.

Tại buổi trao quyết định đình chỉ điều tra, đại diện Viện KSND tỉnh Tây Ninh trao các quyết định đình chỉ điều tra do phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Tây Ninh ký ngày 11/5/1983. Sáu trong số bảy người đã nhận quyết định và có ba người khiếu nại do quyết định ghi sai tên, năm sinh; một công dân đã mất chưa nhận quyết định.

Trong vụ án này, có tất cả tám công dân bị bắt giam sai. Ngoài bảy công dân vừa được trao quyết định đình chỉ điều tra sáng nay thì vụ án còn có ông Nguyễn Văn Dũng (Cựu chiến binh, Thương binh, ngụ tỉnh Tây Ninh).

Ông Nguyễn Văn Dũng cũng bị bắt giam oan 3 năm 9 tháng 14 ngày, vừa được TAND tỉnh Tây Ninh tuyên phúc thẩm buộc cơ quan tố tụng bồi thường cho ông Dũng 615 triệu đồng.

Vào thời điểm cơ quan tố tụng thụ lý hồ sơ vụ ông Dũng khiếu kiện bồi thường, bảy công dân còn lại nói trên cũng khiếu nại, tuy nhiên cơ quan tố tụng từ chối vì bảy người này không có quyết định đình chỉ điều tra.

Theo nội dung vụ án, năm 1979 khi ông Dũng đang là bộ đội thuộc C19 – E774 Sư đoàn 317 (Quân khu 7), đóng quân tại chiến trường Campuchia. Ngày 25/7/1979, ông Dũng được đơn vị cử về Việt Nam lấy tài liệu tập huấn và nhân dịp về thăm gia đình tại ấp Bùng Binh (xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh).

Khoảng 23h ngày 26/7/1979, ông Dũng bị CA xã bắt giải lên CA huyện Trảng Bàng với lý do ông “Cướp tài sản riêng của công dân” và ra lệnh bắt tạm giam từ ngày 27/7/1979.

Trong suốt thời gian bị bắt giam ông Dũng cương quyết không nhận tội nên đến ngày 11/5/1983, VKSND tỉnh Tây Ninh ban hành quyết định số 15/KSĐT – TA về việc “Đình chỉ điều tra đối với ông Nguyễn Văn Dũng” do không thực hiện hành vi phạm tội và trả tự do cho ông Dũng sau 3 năm 9 tháng và 14 ngày tạm giam.

Sau khi được trả tự do vì không phạm tội, ông Dũng quay trở lại đơn vị cũ ở chiến trường Campuchia để xin được tiếp tục làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, đơn vị từ chối tiếp nhận vì trước đó ông Dũng bị bắt với tội danh nêu trên. Đến năm 2000, ông Dũng được Sư đoàn 317 giải quyết chế độ xuất ngũ. Từ đây, ông Dũng tiếp tục cuộc hành trình khiếu nại.

Đến tháng 11/2017, Viện KSND tỉnh Tây Ninh mới tổ chức thương lượng bồi thường cho ông Dũng số tiền 586 triệu đồng. Không đồng tình, tháng 1/2018, ông Dũng nộp đơn kiện với yêu cầu VKSND tỉnh Tây Ninh bồi thường cho riêng ông số tiền gần 10,5 tỷ đồng.

Ngày 6/4/2018, TAND huyện Gò Dầu tổ chức buổi hòa giải giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Dũng với bị đơn là Viện KSND tỉnh Tây Ninh. Tại buổi hòa giải, đại diện VKSND tỉnh Tây Ninh chỉ đồng ý bồi thường cho ông Dũng số tiền 586.458.576 đồng. Không chấp nhận mức bồi thường này, ông Dũng tiếp tục khởi kiện và ngày 12/9/2018 TAND huyện Gò Dầu tổ chức xét xử và tuyên như nêu trên.

Sau án sơ thẩm, ông Dũng kháng cáo giữ yêu cầu như đã trình bày trong phiên sơ thẩm. TAND tỉnh Tây Ninh chấp nhận nội dung bản án sơ thẩm đã tuyên.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.