> Cách truyền đạt góp phần tạo sức sống mạnh mẽ
> Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2011
Về Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), các cán bộ chủ chốt, báo cáo viên cần nắm vững, quán triệt 5 bài học kinh nghiệm lớn từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, 8 đặc trưng của xã hội XHCN mà nhân dân Việt Nam xây dựng, mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở Việt Nam và mục tiêu đến giữa thế kỷ 21.
Về đặc trưng kinh tế xã hội XHCN, ông Huynh khẳng định, Đại hội Đảng XI đã biểu quyết và thông qua cách diễn đạt là “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”. Cách diễn đạt này với cách thể hiện trong Cương lĩnh 1991 là hai cách diễn đạt của một vấn đề, chứ không phải là xem nhẹ công hữu.
Quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp là trên nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất. Nhận thức về công hữu đã được phát triển bao gồm cả sở hữu nhà nước và sở hữu xã hội. Điều này phù hợp với thực tiễn đang diễn ra ở Việt Nam, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
Ông Huynh cho rằng, cần phân tích, làm rõ và nắm vững các mối quan hệ lớn. Trong đó, khẳng định dân chủ là bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, cần nắm vững 5 quan điểm phát triển và 3 khâu đột phá chiến lược.
Ông Huynh đề nghị, lãnh đạo các địa phương, đơn vị căn cứ nghị quyết và chương trình hành động của Đảng bộ, nắm thật kỹ những nội dung liên quan để vận dụng sáng tạo. Trong đó, phải nắm vững những nhiệm vụ trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị mình.