Bayer giúp người nông dân tăng năng suất, giảm chi phí trong sản xuất lúa

Diễn đàn tương lai lúa gạo Đông Nam Á được tổ chức ngày 14-16/10.
Diễn đàn tương lai lúa gạo Đông Nam Á được tổ chức ngày 14-16/10.
TP - Sau hai năm triển khai thử nghiệm dự án Chuỗi Giá trị Lúa gạo tại Việt Nam, Tập đoàn Bayer CropScience đã giúp những hộ nông dân tham gia vào chương trình tăng đến 40% lợi nhuận từ việc tăng năng suất và giảm chi phí trong quá trình sản xuất lúa gạo.  

Từ năm 2013, Bayer CropScience một nhánh của Bayer AG (Tập đoàn toàn cầu có chuyên môn trong các lĩnh vực về Khoa học Đời sống, bao gồm Chăm sóc Sức khỏe và Nông nghiệp) triển khai thử nghiệm dự án Chuỗi Giá trị Lúa gạo tại một số tỉnh của Việt Nam bao gồm Hậu Giang, Cần Thơ, Long An và Bến Tre. 

Sau thời gian tham gia dự án, từ những người nông dân cả đời sống bằng nghề trồng lúa nước đến các chuyên gia từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Chi Cục Bảo vệ Thực vật cũng nhận định, khi tham gia vào chương trình, nhiều dấu hiệu tích cực như cây lúa tăng trưởng tốt hơn, lá xanh hơn và ít sâu bệnh hơn trước.

Ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Hậu Giang cho biết: Với dự án Chuỗi Giá trị Lúa gạo thí điểm tại tỉnh Hậu Giang, chúng tôi muốn hỗ trợ người nông dân tăng sản lượng và hoàn vốn cao hơn với chi phí đầu vào thấp hơn. 

Kết quả từ việc thử nghiệm rất đáng khích lệ, nhà nông tham gia dự án đạt mức tăng đến 40% lợi nhuận ròng, và giải pháp Bayer Much More Rice nhận được phản hồi tích cực với chất lượng vụ lúa tốt hơn và ít sâu bệnh hơn”.

Với nhiều kết quả tích cực đạt được chỉ trong vòng hai năm thử nghiệm, cùng với đó là cam kết mạnh mẽ từ các bên tham gia, Bayer cho biết, đã lên kế hoạch để mở rộng dự án tại Việt Nam từ nay đến năm 2017, với tổng quy mô trên 10,000 héc ta. Dự án đồng thời sẽ lan rộng sang nhiều khu vực trồng lúa hơn tại các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp.

Ông Torsten Velden, Tổng Giám đốc Bayer Việt Nam kiêm Giám đốc nhánh Bayer CropScience Việt Nam cho biết: “Dự án Chuỗi Giá trị Lúa gạo minh chứng cho cam kết của Bayer trong việc giúp ngành trồng lúa ngày càng bền vững và cải thiện đời sống người nông dân Việt Nam.

 Mang đến cho người nông dân những giải pháp sáng tạo và khả năng tiếp cận các công cụ và ứng dụng công nghệ giúp gia tăng năng suất một cách bền vững”.   Bên cạnh việc chú trọng tăng lợi nhuận cho nhà nông, dự án còn tập trung vào  những chương trình huấn luyện cùng các dịch vụ tư vấn trực tiếp trên đồng ruộng về phương pháp canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa gạo.

Với mong muốn trang bị kiến thức cho những nông dân tham dự, giúp gia tăng năng suất và chất lượng lúa thu hoạch, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam với vai trò là quốc gia xuất khẩu lúa gạo chính, Bayer đang hợp tác với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Bảo vệ Thực vật, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ, các hiệp hội nông dân, các nhà bán lẻ và các đối tác trong chuỗi giá trị như Gentraco và Trung An. 

Thông qua việc cung cấp cho người nông dân gói hỗ trợ đầy đủ, trang bị kiến thức cho những nông dân tham dự, giúp gia tăng năng suất và chất lượng lúa thu hoạch, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam với vai trò là quốc gia xuất khẩu lúa gạo chính. 

Khởi nguồn từ Việt Nam, giải pháp Bayer Much More Rice đã cho thấy sự thành công vang dội và được áp dụng tại nhiều quốc gia, bao gồm Trung Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á. Kết quả từ hơn một nghìn thử nghiệm trên khắp châu Á đã cho thấy sự gia tăng trung bình trong năng suất đạt gần 20%, tương đương với mức gia tăng lợi nhuận 22% cho người nông dân.

Vừa qua, một diễn đàn về tương lai lúa gạo Đông Nam Á với sự quy tụ của hơn 100 chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu Đông Nam Á đã thảo luận về những thách thức và cơ hội trong ngành sản xuất lúa gạo được tổ chức tại TPHCM. Đồng thời đưa ra các phương án chủ đạo về ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất lúa gạo giúp người nông dân. 

Diễn đàn do Bayer CropScience phối hợp cùng Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) và Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn tổ chức. Đây là lần thứ hai chương trình được tổ chức, tiếp nối thành công của chương trình đầu tiên tại Ấn Độ vào năm 2013. Nội dung chủ yếu của Diễn đàn lần này là cuộc đối thoại tập trung cụ thể vào khu vực Đông Nam Á, nơi lúa gạo là nền nông nghiệp chính với hầu hết là các hộ nông dân nhỏ lẻ.

MỚI - NÓNG