> Một ngày sau bầu cử, ông Obama và Romney làm gì?
> Ông Barack Obama: Từ cậu bé nghịch ngợm đến tổng thống tái đắc cử
Các điểm bỏ phiếu được bảo vệ nghiêm ngặt, quan sát viên cũng không được vào hoặc chụp ảnh. |
Mới đây, phái đoàn quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) do ông Daan Everts làm trưởng đoàn đã lên tiếng đánh giá cuộc bầu cử Tổng thống mới đây tại Mỹ.
Trước hết, ông Daan Everts thừa nhận cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã diễn ra “trong môi trường có sức cạnh tranh cao và đa nguyên”, quá trình bầu cử được dư luận xã hội rộng rãi tín nhiệm và được tổ chức “hết sức chuyên nghiệp”.
Sau khi ghi nhận ngắn gọn những điểm tích cực của cuộc bầu cử, ông Daan Everts chuyển sang những khiếm khuyết mà theo ông, “cần khắc phục ngay”.
Ông Daan Everts tỏ ý lo lắng về hàng loạt vấn đề như quyền bỏ phiếu, mức độ chính xác của các bản danh sách cử tri, tính minh bạch của việc tài trợ các chiến dịch tranh cử, các thủ tục kiểm phiếu và việc hoạt động của các quan sát viên quốc tế bị hạn chế.
Trưởng phái bộ OSCE Daan Everts. |
Chẳng hạn, các quan sát viên đã không được tự do vào những điểm bỏ phiếu để theo dõi. Thậm chí, ngay trước khi phái bộ OSCE đặt chân lên đất Mỹ, Chưởng lý bang Texas đã đe dọa truy tố hình sự tất cả những quan sát viên nào vào khu vực cách 30m tính từ cửa vào các điểm bỏ phiếu trên lãnh thổ của bang.
Tại một loạt bang khác như Alabama, Ohio, Michigan, Iowa, Pennsylvania, Misissippi và Florida, các quan sát viên quốc tế cũng không được phép vào các điểm bỏ phiếu.
Tại nhiều điểm bỏ phiếu, các quan sát viên không được phép chụp ảnh, không được sử dụng điện thoại di động và không được trò chuyện với các thành viên Hội đồng bầu cử.
Tại một số điểm bỏ phiếu vẫn thấy treo ảnh ông Obama, một việc có thể tác động đến tâm lý cử tri.
Vì những nguyên nhân khác nhau, có tới 50 triệu cử tri bị mất quyền bỏ phiếu và không được đưa vào danh sách cử tri. Đồng thời, một số người lại được đưa vào danh sách cử tri tới 2 lần. |
Tuy nhiên, khiếm khuyết đáng chỉ trích hơn cả là quyền phổ thông đầu phiếu không được tôn trọng đầy đủ.
Theo số liệu của phái bộ OSCE, trong số 237 triệu người Mỹ thì vì những nguyên nhân khác nhau, có tới 50 triệu cử tri bị mất quyền bỏ phiếu và không được đưa vào danh sách cử tri. Đồng thời, một số người lại được đưa vào danh sách cử tri tới 2 lần.
Các quan sát viên thuộc phái bộ OSCE còn lo lắng về quy tắc xác định tư cách cử tri. Trong một số trường hợp, việc xác định tư cách cử tri bị chi phối bởi những động cơ chính trị.
Tại nhiều bang, những người tuy đã mãn hạn tù tại địa phương nhưng vẫn bị tước quyền bầu cử - một việc trái với các chuẩn mực quốc tế.
Một điểm nữa khiến các quan sát viên thuộc phái bộ OSCE không hài lòng là các quy định về bầu cử quá rắc rối và phức tạp. Đó là vì mỗi bang lại có những quy định riêng, thậm chí một số sửa đổi về luật bầu cử được ban hành chỉ trước ngày bầu cử vài tuần lễ.
Cuối cùng là vấn đề tài chính. Theo nhận xét của phái bộ OSCE, những khoản chi phí cho chiến dịch tranh cử không thật minh bạch và mức chi phí thực tế là không hề bị hạn chế.
Chính vì thế, cuộc bầu cử Tổng thống năm nay đã trở thành cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Vũ Việt
Theo Gazeta.ru