Bất ngờ với loài thằn lằn lập kỷ lục 'loài bò sát sống cao nhất thế giới'

0:00 / 0:00
0:00
Thằn lằn Liolaemus tacnae.
Thằn lằn Liolaemus tacnae.
TPO - Một con thằn lằn thuộc loài Liolaemus đã lập kỷ lục “bò sát sống cao nhất thế giới” với độ cao 5.400 m so với mực nước biển.
Vào tháng 10/2020, nhà động vật học Jose Cerdena cùng các cộng sự của mình đã leo lên núi lửa Chachani, Peru với độ cao 6.057 m so với mực nước biển để tìm kiếm loài thằn lằn Liolaemus, còn được gọi là cự đà cây. Họ bất ngờ khi bắt gặp chúng đang sinh sống ở nơi có độ cao hơn 5.000 m.

Nhà động vật học Jose Cerdena chia sẻ: “Chúng tôi cảm thấy thứ gì đó giống như con chuột đang di chuyển giữa hai tảng đá, nhưng khi quan sát kỹ thì hóa ra lại là thằn lằn Liolaemus.” 

Theo những tài liệu trước đây, thằn lằn Liolaemus tacnae có thể sinh sống ở những nơi vô cùng cao và cụ thể hơn là chúng đã từng được tìm thấy ở độ cao 4.000m so với mực nước biển.

Đối với những động vật có vú khác, sống trong môi trường lạnh giá đầy khắc nghiệt, với tia bức xạ cực tím rất mạnh và lượng khí oxy thấp là điều không tưởng. Tuy nhiên, loài bò sát Liolaemus tacnae này đã phá vỡ kỷ lục cũ thêm 100 mét trước đó của một loài thằn lằn khác có tên là đầu cóc agama, sinh sống tại Cao nguyên Tây Tạng với độ cao là 5.300 mét.

Thằn lằn Liolaemus có hơn 270 loài, chúng có thể thích nghi được với nhiều loại môi trường sống khác nhau trên khắp Nam Mỹ. Jose Cerdena cho biết: “Có thể biến đổi khí hậu đã tạo điều kiện cho loài thằn lằn này sinh sống ở độ cao kỷ lục. Và chúng có thể đã bắt đầu chinh phục độ cao trong thời gian gần đây.”
Theo Science News
MỚI - NÓNG