Bật mí về ‘Táo quân’ duy nhất đeo quân hàm

Tự Long vào vai Táo tinh thần trog chương trình Táo quân 2016.
Tự Long vào vai Táo tinh thần trog chương trình Táo quân 2016.
TPO - Trong dàn Táo quân, NSND Tự Long có lẽ là diễn viên duy nhất đứng trong hàng ngũ Quân đội và cũng là Táo có nhiều vai diễn đa dạng nhất.

Trong các chương trình Gặp nhau cuối năm, Tự Long đã vào các vai: Táo thoát nước, Táo Văn hóa- Giáo dục, Táo thể thao, Táo thổ địa, Táo giao thông… Và năm 2016, Tự Long lần đầu tiên vào vai Táo tinh thần. Dù ở vai diễn nào, nam danh hài luôn khiến người hâm mộ hài lòng.

Bật mí về ‘Táo quân’ duy nhất đeo quân hàm ảnh 1

Trên sân khấu Táo quân, Tự Long được mệnh danh là “Táo hát” vì không có buổi chầu nào anh không hát, thậm chí hát nhiều hơn nói. Tự Long thường hát chèo, anh có biệt danh "Long chèo", bởi anh vốn xuất thân từ Nhà hát chèo Quân đội. Cùng tìm hiểu những điều thú vị về “Táo quân” duy nhất đeo quân hàm trong chương trình Gặp nhau cuối năm.

NSND Tự Long tên đầy đủ là Vũ Tự Long, sinh năm 1973, quê ở Bắc Ninh. Cha Tự Long là “liền anh” Vũ Tự Lẫm, từng đóng vai diễn chính tên Chi trong phim “Đến hẹn lại lên” cùng nữ nghệ sĩ Như Quỳnh. Cha mẹ Tự Long từng công tác tại đoàn quan họ của tỉnh Bắc Ninh, giờ đã nghỉ hưu. Anh có một em gái và một em trai đều đã lập gia đình. Cha mẹ anh sống ở quê cùng em trai.

Năm 1991, sau khi tốt nghiệp trung học, Tự Long học trung cấp xây dựng. Sau đó, Tự Long đi thi trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Hà Bắc (giờ là Bắc Giang). Khi đang học thì đoàn chèo Hà Bắc mời anh về theo diện vừa học vừa làm. Sau đó, anh quyết định lên Hà Nội theo học trường Đại học Sân khấu Điện ảnh.

Năm 1998, sau khi tốt nghiệp đại học, Tự Long được tuyển về Nhà hát Chèo Việt Nam. Năm 1999, Tự Long về đầu quân tại đoàn Chèo Tổng cục Hậu cần của Quân đội. Anh đi lên từ những vai cầm cờ chạy hiệu trên sân khấu chèo. Từ đó, Tự Long được chọn làm thí sinh của Tổng cục Hậu cần đi thi Liên hoan chèo toàn quốc.

Bật mí về ‘Táo quân’ duy nhất đeo quân hàm ảnh 2

Tự Long nhận danh hiệu NSND đầu năm 2016.

Ngày 15/9/2014, Tự Long được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội.

Nói về nghiệp diễn, Tự Long chia sẻ, anh tự hào khi mình là người đóng được nhiều thể loại, từ vai phụ đến chính, quần chúng đến phản diện, chính diện. Với chèo, anh đóng từ vai kép, đào, mụ, hề, vai nào cũng có huy chương.

Tự Long được phong NSƯT vào năm 2012. Trước khi lên NSƯT, anh đã có 9 huy chương trong đó có 8 vàng, 1 bạc. Sau đó, anh tiếp tục có thêm 3 huy chương vàng, 1 huy chương bạc và một phần ba huy chương vàng quy đổi qua các kỳ hội diễn và bằng khen của Bộ Quốc phòng năm 2014. Đầu năm 2016, nghệ sĩ Tự Long được chính thức vinh danh NSND.

Tự Long kết hôn lần đầu với người vợ Minh Trang. Cả hai yêu nhau từ thời sinh viên Đại học Sân khấu điện ảnh và kết hôn sau bảy năm hẹn hò. Hai người có một con trai tên Gia Anh, thường gọi là Teppi. Năm 2012, cả hai quyết định "đường ai nấy đi". Ngày 7/5/2015, Tự Long tổ chức lễ cưới lần hai với cô dâu Trần Minh Nguyệt. Hiện cô là giảng viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Trước khi về sống chung, cặp đôi đã có một thời gian dài tìm hiểu. Nghệ sĩ Tự Long từng tâm sự, Minh Nguyệt rất yêu nghệ thuật. Cô cũng đồng cảm và chia sẻ với anh nhiều điều trong cuộc sống được giữ kín đến phút chót.

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.