Bảo trì đường sắt cầm chừng: Tranh cãi về 'tiêu tiền', vay lãi trả lương

0:00 / 0:00
0:00
Công nhân đường sắt duy tu, bảo dưỡng tuyến đường sắt Bắc – Nam Ảnh: PT
Công nhân đường sắt duy tu, bảo dưỡng tuyến đường sắt Bắc – Nam Ảnh: PT
TP - Đầu năm 2020, ngành Đường sắt từng đối mặt nguy cơ dừng chạy tàu vì vướng mắc trong phân bổ vốn ngân sách để bảo trì đường sắt. Vướng mắc chỉ được giải quyết khi Thủ tướng chỉ đạo xử lý. Tuy nhiên, năm nay, mắc mớ cũ đang lặp lại, Bộ GTVT và Tổng Cty Đường sắt (VNR) vẫn chưa có tiếng nói chung, trong khi các công ty bảo trì đường sắt chật vật lo tiền bảo trì và trả lương cho người lao động.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trần Ngọc Sơn, Tổng Giám đốc Cty CP Đường sắt Quảng Bình cho biết, do vướng mắc như năm 2020, tới nay đơn vị vẫn chưa ký được hợp đồng bảo trì đường sắt của năm 2021. Không có hợp đồng, các đơn vị không có nguồn tiền ứng trước để hoạt động.

“Để đảm bảo an toàn chạy tàu, chúng tôi phải đi vay ngân hàng tạm ứng một phần lương cho người lao động và chi phí bảo trì đoạn đường sắt được giao. Giờ cố gắng duy trì và đợi các bộ, ngành, tổng công ty giải quyết, cũng chưa biết khi nào được ký hợp đồng”, ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, hiện tại, mỗi tháng tiền lương trả cho hơn 530 lao động của công ty khoảng 5 tỷ đồng. Năm 2020, công ty này đạt tổng doanh thu 175 tỷ đồng, trong đó hơn 127 tỷ đồng từ hợp đồng bảo trì bằng vốn ngân sách nhà nước.

Ông Đậu Văn Long, Chủ tịch HĐQT Cty CP Đường sắt Hà Ninh cũng phản ánh tình trạng tương tự. “Trong 3 tháng qua, công ty phải đi vay ngân hàng để ứng lương cho người lao động, mỗi tháng khoảng 5 tỷ đồng. Hoạt động bảo trì cố gắng ở mức duy trì an toàn chạy tàu, sử dụng vật tư dự phòng, cắt chỗ này vá chỗ kia, sửa chữa lớn vẫn phải đợi”, ông Long nói. N

ăm 2021, doanh nghiệp dự kiến khoảng 107 tỷ đồng để bảo trì đường.

Một lãnh đạo VNR cho biết, vướng mắc về giao vốn bảo trì đường sắt năm nay tương tự của năm 2020, do VNR đã chuyển cơ quan đại diện vốn từ Bộ GTVT sang Ủy ban quản lý vốn nhà nước.

Năm trước, chỉ khi Chính phủ có ý kiến chỉ đạo, Bộ GTVT mới giao vốn cho VNR thực hiện. Năm nay, Chính phủ chưa có chỉ đạo, nên Bộ GTVT vẫn theo Luật Ngân sách giao vốn bảo trì (khoảng 2.800 tỷ đồng) về Cục Đường sắt để ký hợp đồng đặt hàng các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì.

Theo Luật Đường sắt, VNR được giao trách nhiệm quản lý, khai thác đường sắt quốc gia. Tuy nhiên, tổng công ty không ký được hợp đồng với Cục Đường sắt, vì không trực tiếp thực hiện bảo trì mà giao về các công ty thành viên.

“Dù đã làm việc nhiều lần với Bộ GTVT, song tới nay chưa xử lý được vấn đề. Các doanh nghiệp bảo trì rất khó khăn, phải vay mượn để trả lương cho công nhân. Tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị phải nỗ lực đảm bảo bảo trì và duy trì tuyệt đối an toàn chạy tàu”, lãnh đạo VNR nói.

Lại chờ Thủ tướng

Ông Dương Hồng Anh, Phó Cục trưởng Đường sắt xác nhận, các vướng mắc về giao vốn bảo trì đường sắt năm 2021 tương tự như vướng mắc đã gặp năm 2020. Điều này do VNR đã giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, không còn thuộc Bộ GTVT, vậy nên bộ không thể giao vốn trực tiếp.

“Chúng tôi đã mời VNR và các công ty bảo trì lên ký hợp đồng đặt hàng, nhưng các bên chưa thống nhất. Năm trước, Thủ tướng chỉ đạo tạm thời tiếp tục giao vốn cho VNR, năm nay sau khi phát sinh vướng mắc, Bộ GTVT cũng báo cáo Chính phủ, đang chờ ý kiến chỉ đạo”, ông Hồng Anh nói.

Theo lãnh đạo Cục Đường sắt, để xử lý vướng mắc trên, về lâu dài sẽ thực hiện theo Đề án Quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, do Bộ GTVT xây dựng. Hiện tại, dự thảo đề án này vẫn đợi Thủ tướng xem xét phê duyệt.

Được biết, tới nay có 2 nội dung trong đề án do Bộ GTVT xây dựng còn ý kiến khác nhau giữa các bộ, ngành. Cụ thể, Bộ GTVT đề xuất giao hạ tầng đường sắt cho VNR quản lý tới năm 2025 hoặc 2030; vốn bảo trì hằng năm giao VNR hoặc Cục Đường sắt quản lý…

Do còn ý kiến khác nhau, Thủ tướng đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan đánh giá và góp ý cho các phương án trên. Bộ Tư pháp cho rằng, nên giao VNR quản lý hạ tầng đường sắt tới năm 2030, để có thời gian chủ động trong hoạt động kinh doanh.

Với vốn bảo trì hạ tầng đường sắt hằng năm, Bộ Tư pháp ủng hộ giao cho VNR vì tổng công ty vẫn là đơn vị 100% vốn nhà nước nên giao vốn cũng không trái quy định. Hơn nữa, VNR được giao quản lý, chịu trách nhiệm về hạ tầng đường sắt nên giao vốn bảo trì là phù hợp và không làm phát sinh thêm các khâu trung gian...

MỚI - NÓNG
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Ngay từ sáng sớm, khu vực tổ chức concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Vinhomes Ocean Park 3 đã đón một lượng lớn khán giả tập trung, háo hức chờ đến giờ check-in. Người hâm mộ đã sẵn sàng cho một bữa tiệc âm nhạc bùng nổ, “thủng nóc, bay trần, tung trời” cùng 33 Anh tài, ban tổ chức và nhà đồng đầu tư – ngân hàng Techcombank.
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.