Quốc Tử Giám sau di dời 32.000 hiện vật bảo tàng

TPO - Theo ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, sau khi Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) dời đi, di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn tại số 1 đường 23/8 sẽ được lập dự án bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị để nơi đây trở thành điểm tham quan, kết nối tôn vinh, đề cao các giá trị của tinh thần, truyền thống hiếu học không chỉ ở riêng Huế.

VIDEO: Cận cảnh di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn sau khi Bảo tàng Lịch sử TT-Huế dời đi.

Quốc Tử Giám sau di dời 32.000 hiện vật bảo tàng ảnh 1

Sau gần nửa thế kỷ hoạt động tại di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn (số 1 đường 23/8, phường Đông Ba, TP. Huế), Bảo tàng Lịch sử TT-Huế vừa dời đến nơi mới.

Quốc Tử Giám sau di dời 32.000 hiện vật bảo tàng ảnh 2

Di tích Quốc Tử Giám được bàn giao về cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý, lập dự án bảo tồn, trùng tu, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử.

Quốc Tử Giám sau di dời 32.000 hiện vật bảo tàng ảnh 3

Quốc Tử Giám triều Nguyễn được vua Gia Long cho xây dựng từ năm 1803 với tên gọi ban đầu là Đốc Học đường. Tháng 3/1820, vua Minh Mạng đổi tên trường thành Quốc Tử Giám. Đây được xem như là đại học quốc gia dưới thời nhà Nguyễn nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Trường nằm tại làng An Ninh Thượng (huyện Hương Trà, nay là TP. Huế), cách Kinh thành Huế khoảng 5 km về phía tây, mặt hướng ra sông Hương.

Quốc Tử Giám sau di dời 32.000 hiện vật bảo tàng ảnh 4

Do trường ở khá xa Kinh thành Huế, năm 1908 (dưới thời vua Duy Tân), triều đình nhà Nguyễn cho dời trường Quốc Tử Giám về tại khu đất ở góc đông nam Hoàng thành Huế như hiện nay.

Quốc Tử Giám sau di dời 32.000 hiện vật bảo tàng ảnh 5

Năm 1945, cùng với sự cáo chung của vương triều nhà Nguyễn, trường Quốc Tử Giám tại Huế chấm dứt vai trò của mình.

Quốc Tử Giám sau di dời 32.000 hiện vật bảo tàng ảnh 6

Năm 1976, Bảo tàng Lịch sử TT-Huế (tiền thân là Bảo tàng Bình Trị Thiên) thành lập và sử dụng một phần di tích Quốc Tử Giám làm trụ sở chính.

Quốc Tử Giám sau di dời 32.000 hiện vật bảo tàng ảnh 7

Theo thời gian, các hạng mục khác của Quốc Tử Giám (phần giao cho Bảo tàng Lịch sử TT-Huế sử dụng) hầu hết đã xuống cấp nặng (ngoại trừ công trình kiến trúc Di Luân Đường còn khá nguyên vẹn).

Quốc Tử Giám sau di dời 32.000 hiện vật bảo tàng ảnh 8

Chưa hết, vào tháng 8/2022, tại dãy nhà bên phải Di Luân Đường được Bảo tàng Lịch sử TT-Huế dùng làm nơi trưng bày các hiện vật thời kháng chiến chống thực dân Pháp đã xảy ra một vụ hỏa hoạn, khiến một phần mái của khu nhà này bị sập đổ. Từ đó đến nay, dãy nhà từng xảy ra hỏa hoạn không còn được sử dụng và chưa thể chỉnh trang, tu bổ lại.

Quốc Tử Giám sau di dời 32.000 hiện vật bảo tàng ảnh 9

Phía dãy nhà học đối diện (bên trái Di Luân Đường theo hướng từ trong nhìn ra) là nơi trưng bày các hiện vật thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cũng xuống cấp nghiêm trọng, một phần mái ngói xưa cũ đã bị sập đổ.

Quốc Tử Giám sau di dời 32.000 hiện vật bảo tàng ảnh 10

Theo ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, sau khi tiếp nhận, quản lý di tích Quốc Tử Giám (phần do Bảo tàng Lịch sử TT-Huế từng sử dụng), nơi đây sẽ được lập dự án trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị. Dự kiến công tác lập dự án trùng tu, tôn tạo sẽ triển khai trong năm 2025.

Quốc Tử Giám sau di dời 32.000 hiện vật bảo tàng ảnh 11Quốc Tử Giám sau di dời 32.000 hiện vật bảo tàng ảnh 12

Sau khi hoàn thành tu bổ, nơi đây vừa phục vụ tham quan du lịch, phát huy giá trị; đồng thời, sẽ được kết nối với di tích Văn Thánh (phường Hương Hồ, TP. Huế) để trở thành nơi tổ chức các hoạt động giáo dục, tôn vinh, đề cao các giá trị về tinh thần, truyền thống, văn hóa hiếu học không chỉ riêng ở Huế mà của khu vực miền Trung và các nơi khác.

Tin liên quan