Bảo tàng mỹ thuật ở Việt Nam: Vẫn chỉ là phòng truyền thống?

Bảo tàng mỹ thuật ở Việt Nam: Vẫn chỉ là phòng truyền thống?
TP - Tại tọa đàm “Bảo tàng mỹ thuật trong đời sống đương đại” diễn ra ngày 6/4, họa sĩ - diễn giả Bùi Hoài Mai nhận định: “Hầu hết bảo tàng ở Việt Nam nhang nhác nhau và mới đạt bề nổi với phạm vi trưng bày khoảng 1/5 giá trị cần có của một bảo tàng thực thụ. Nói cách khác, chúng chỉ dừng ở phòng truyền thống”.

Theo họa sĩ Mai, ba bảo tàng mỹ thuật danh tiếng (Mỹ thuật Việt Nam, Mỹ thuật TPHCM, Mỹ thuật Đà Nẵng) đều trong tình trạng tương tự.

Việt Nam chưa có nghề bảo tàng?

Nhà phê bình mỹ thuật Trang Thanh Hiền, diễn giả còn lại, đồng tình quan điểm trên. Theo chị, ngoài địa chỉ trong Đà Nẵng khai trương năm ngoái được xây mới hoàn toàn, hai bảo tàng mỹ thuật còn lại có lịch sử lâu đời với không gian trưng bày đẹp (biệt thự Pháp cổ) để hút khách. Tuy nhiên, phương pháp trưng bày lại quá cũ kỹ, đại khái, thiếu chuyên sâu, đặc biệt rất thiếu thông tin tư liệu.

Một khán giả từng tham quan không ít bảo tàng trong, ngoài nước nói: “Hiện vật ở  Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (phố Nguyễn Thái Học) được bày san sát như hàng giày dép vỉa hè, gây mệt mỏi”. Còn nhà phê bình mỹ thuật Bùi Như Hương tỏ ra nản trước thực trạng buồn tẻ và hiện tượng chảy máu nghệ thuật: “Những tác phẩm rất tốt, rất đẹp của thời kỳ nghệ thuật đổi mới, trong nước còn rất ít. Chúng ta chưa có nghề bảo tàng”.

“Là nghệ sĩ phải nghĩ đến bảo tàng. Gallery chỉ để sống còn bảo tàng mới là chỗ lưu danh, nơi đảm bảo về mặt kỹ thuật chuyên môn và bảo quản tác phẩm ở mức tốt nhất trong phạm vi cho phép. Việc bày biện cũng ở mức cao cấp với cách tiếp cận khán giả phi lợi nhuận”.

Họa sĩ Trần Lương

Theo Bùi Hoài Mai, “Bảo tàng phải là nơi ghi lại ký ức, dòng chảy lịch sử. Vậy mà đi một vòng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, dân trong nghề như tôi cũng không hiểu nổi lịch sử mỹ thuật bắt đầu từ đâu, chỗ nào, có những giai đoạn nào”.  Cách trưng bày một tẹo Đông Sơn, một tẹo Lý - Trần - Lê sơ, mỹ thuật cổ điển - đương đại cũng một tẹo, dẫn tới đơn điệu, mất tính đa dạng của cuộc sống.

“Muốn xây dựng cốt truyện hấp dẫn, tiêu biểu cho nền mỹ thuật Việt Nam, cần những người giỏi chuyên môn với trình độ lý luận cao trong các khâu lựa chọn- sắp xếp - trưng bày hiện vật, sao cho khoa học, lớp lang nhất. Chỉ có thế mới khiến lịch sử mỹ thuật không bị cụt ngủn, đứt đoạn. Bảo tàng là một dòng chảy chứ không phải con sông chết”, vẫn họa sĩ Mai khẳng định.  

Cuối tọa đàm, họa sĩ Đặng Thị Khuê lại thấy vấn đề các diễn giả đặt ra không mới. Nó tồn tại nhiều năm trên cơ thể mỹ thuật Việt Nam đầy khiếm khuyết: “Việc thiếu bảo tàng mỹ thuật đương đại là khiếm khuyết lớn. Thiếu nơi trưng bày tác phẩm, các nghệ sĩ trẻ giống như cầu thủ không có sân đá bóng”.

“Nơi sôi động duy nhất tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là phòng triển lãm cũng chỉ sôi động vào ngày khai mạc triển lãm nào đó”, nhà nghiên cứu Trang Thanh Hiền nói.

Bảo tàng mỹ thuật ở Việt Nam: Vẫn chỉ là phòng truyền thống? ảnh 1 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Chỉ còn cách xã hội hóa


Trao đổi với PV Tiền Phong, họa sĩ Trần Lương, người có tác phẩm trưng bày tại vài bảo tàng lớn trên thế giới như Guggenheim (Mỹ), Nghệ thuật đương đại Kumamoto (Nhật Bản), chỉ ra: Muốn giải quyết các vấn đề đặt ra ở trên, cần đảm bảo sự độc lập trong lựa chọn tác phẩm. “Các bảo tàng lớn trên thế giới đều không thuộc chính quyền. Chính quyền chỉ quản lý, còn điều hành là việc của tư nhân”. anh Lương nói và dẫn giải: “Nếu tư nhân làm tốt, trở thành niềm tự hào của đất nước thì chính quyền sẽ ủng hộ ở mức 30% tổng ngân sách. Còn hoạt động không phù hợp, chính quyền không thể cấm song có thể dùng việc rút vốn đầu tư để hạn chế. Ở ta thiếu hẳn hình thức này nên bàn nát nước cũng chẳng thay đổi được gì”.

Trần Lương hiện đứng ra kêu gọi hỗ trợ các dự án bảo tàng tư nhân và thành lập bảo tàng mỹ thuật đương đại. Theo anh, mỹ thuật hiện đại Việt Nam (giai đoạn thập niên 30, 40 đến hết những năm 90 thế kỷ trước) bị nhìn nhận không đúng, các bảo tàng lại không được cấp đủ ngân sách lưu trữ, nên chảy máu thậm tệ. Tới mỹ thuật đương đại (từ năm 2000 trở lại đây), tình trạng này tái diễn. Phần lớn tác phẩm vào diện tốt nhất Việt Nam bị giới sưu tập nước ngoài (tư nhân cũng như bảo tàng) mua sạch.

“Giờ mà mở bảo tàng mỹ thuật đương đại cũng đã khá muộn. Mà thực tế chưa một ai, tổ chức nào bắt tay làm việc đó”, anh Lương nói. Bảo tàng được sinh ra để gìn giữ, phát triển, trao đổi giá trị văn hóa và giáo dục cộng đồng. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hiện nay làm không tới bởi thiếu đầu tư theo hướng xã hội hóa. “Sẽ đến lúc người giàu Việt Nam đi mua lại tranh Việt. Sưu tập lại chính văn hóa của nước mình là xu thế chung của thế giới dù giá đắt đỏ. Có tác phẩm không bao giờ lấy lại được, đôi khi do cách ứng xử sai lầm với các nghệ sĩ (trước coi rẻ, sau thấy có giá trị mới kêu gọi cống hiến) tạo ra phản ứng bất hợp tác”.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.