Bão số 10 có thể tiếp tục gây mưa lũ lớn ở Quảng Nam-Quảng Ngãi

Bão số 10 có khả năng gây mưa lớn ở các tỉnh Nam Trung Bộ đặc biệt là khu vực Quảng Nam-Quảng Ngãi.
Bão số 10 có khả năng gây mưa lớn ở các tỉnh Nam Trung Bộ đặc biệt là khu vực Quảng Nam-Quảng Ngãi.
TPO - Tại cuộc họp ứng phó với bão số 10 ngày 3/11, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão đang di chuyển tương đối chậm, khoảng 10 km/h, theo hướng Tây Tây Nam.

Khoảng 10 giờ hôm nay (3/11), bão số 10 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 380 km về phía Đông Nam, sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Theo ông Khiêm, trong khoảng 24 giờ tới, bão có thể mạnh thêm một chút, nhưng vẫn giữ ở mức cấp 8-9, giật cấp 11.

Từ nay đến ngày mai (4/11), khu vực rìa vùng biển từ Quảng Ngãi đến Khánh Hoà gió mạnh 6-7, giật cấp 8. Sau khi gần đất liền, bão gặp ma sát sẽ suy yếu dần với sức gió trên đất liền chỉ cấp 6-7, giật cấp 9. 

Tuy nhiên, ông Khiêm lưu ý về lượng mưa do hoàn lưu của bão, đặc biệt là trong thời gian từ chiều 4/11 đến ngày 5/11. Bão sẽ gây mưa nhiều từ chiều 4/11 đến ngày 6/11 từ Bình Định, Phú Yên, Bắc Tây Nguyên với lượng mưa 100-150 mm. 

Ở khu vực phía Bắc của bão, từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi từ 250-350mm, mưa lớn tập trung trong ngày 5/11. 

Cùng đó, cùng hoàn lưu sau bão kết hợp với không khí lạnh sẽ gây mưa từ Nghệ An đến Quảng Trị từ ngày 5-7/11, từ 150-250 mm. 

Ông Khiêm cũng cảnh báo đợt mưa này có thể gây lũ lên báo động 2-3 trên sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt ở những địa phương này.

Tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai lưu ý các bộ, ngành địa phương sẵn sàng các biện pháp ứng phó với bão số 10 và đặc biệt là mưa lũ sau bão.

Theo đó, trên tuyến biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên Phòng và Tổng cục Thủy sản phối hợp kiểm soát thật chặt chẽ số lượng tàu thuyền, nhất là còn 8 phương tiện/60 lao động (Bình Định) trong vùng nguy hiểm và các tàu vãng lai.

Bão số 10 có thể tiếp tục gây mưa lũ lớn ở Quảng Nam-Quảng Ngãi ảnh 1 Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương sẵn sàng ứng phó với mưa lũ lớn, đặc biệt là nguy cơ sạt lở, lũ quét ở các tỉnh miền Trung.

“Tàu pha sông biển thường hoạt động khu vực cửa sông, khi có lũ thường đứt dây neo và gây ra sự cố, như 3 tàu Vietship ở Quảng Trị vừa rồi”, ông Hoài lưu ý.

Ông Hoài cũng yêu cầu riêng khu vực từ Phú Yên-Khánh Hoà, kiểm tra đôn đốc chi tiết cụ thể, vì đây là khu vực nuôi trồng thuỷ sản rất lớn.

“Người dân của đau con xót ở chỗ này nên phải hết sức lưu ý. Cơn bão 2017 thiệt hại tới 20.000 tỷ đồng, thiệt hại về người cũng lớn trong đó phần lớn nằm ở khu vực Phú Yên và Khánh Hoà”, ông hoài nói.

Cần vận hành, bảo đảm an toàn công trình và hạ du các hồ đập thủy lợi, thủy điện đặc biệt đối với các hồ đập nhỏ, các hồ đập xung yếu.

Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho hệ thống đê sông, đê biển, các công trình phòng chống thiên tai, sạt lở, nhất là các trọng điểm xung yếu, các sự cố xảy ra trong bão số 9 và các đợt mưa lũ vừa qua.

Ngoài ra, theo ông Hoài, hiện có khoảng 7.000 người tham gia lực lượng tìm kiếm cứu nạn tại khu vực sạt lở. Nếu mưa lũ quá lớn sẽ cần phải rút quân, vì những bài học đau xót thời gian qua.

Do vậy, công tác dự báo sâu hơn ở khu vực đang cứu hộ cứu nạn, thường xuyên cung cấp dự báo sâu đang triển khai cứu hộ cứu nạn đồng thời tăng cảnh báo sạt trượt ở những khu vực này.

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.