Bao biện

0:00 / 0:00
0:00
TP - Việc Cơ quan an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu (EU) thu hồi sản phẩm mì ăn Hảo Hảo, miến Good của Công ty cổ phần ACECOOK Việt Nam và sau đó là sản phẩm mì khô vị bò gà của Công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương do phát hiện có chứa thuốc bảo vệ thực vật Ethylene Oxide, có khả năng gây ung thư, khiến không ít người tiêu dùng trong nước giật mình. Trước đó, Bộ Y tế Malta cũng thông báo cấm tiêu thụ mì tôm chua cay Hảo Hảo cũng vì lý do tương tự.

Điều khiến người tiêu dùng trong nước cảm thấy lo sợ do đây không phải lần đầu mì Hảo Hảo cũng như các sản phẩm từ hàng nông sản, thuỷ sản đến thực phẩm tiêu dùng nhanh của Việt Nam bị đưa vào diện cảnh báo ở các nước vì chứa các chất độc. Dù sau đó, nhà sản xuất đã lên tiếng khẳng định, lô hàng bị cáo buộc chứa chất có thể gây hại cho sức khỏe con người chỉ dành cho xuất khẩu nhưng mối lo “họa từ miệng” khiến người tiêu dùng không khỏi bớt lo lắng.

Thông tin từ Văn phòng Vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cũng cho biết, chỉ riêng từ đầu năm đến nay, EU đã cảnh báo 26 sản phẩm của Việt Nam. Dù không nêu chi tiết các sản phẩm “có vấn đề” là gì nhưng có thể thấy, việc doanh nghiệp Việt vi phạm các quy định an toàn của EU là khá phổ biến.

Theo các chuyên gia, việc cần làm lúc này chính là các cơ quan quản lý trực tiếp là Bộ Công Thương và Bộ Y tế sẽ phải rốt ráo làm rõ xem giữa các sản phẩm bị thu hồi ở nước ngoài và sản phẩm sản xuất trong nước có cùng chất lượng, chủng loại và quan trọng nhất là có chứa chất cấm hay không. Về phía doanh nghiệp, cũng cần sớm công bố thông tin rộng rãi đến người tiêu dùng về sản phẩm của mình đang bán tại Việt Nam có vấn đề gì không, hay vẫn an toàn?

Với Bộ Công Thương, ngoài việc “hô to” chỉ đạo cơ quan chức năng của bộ, tiến hành kiểm tra làm rõ những nghi vấn đặt ra với các sản phẩm mì tôm, miến của các doanh nghiệp bị EU bêu tên, cần có các giải pháp công bố sớm các thông tin thu thập được. Việc để lâu hoá bùn thông tin của cơ quan quản lý cũng như nhà sản xuất sẽ là con dao giết chết lòng tin của người tiêu dùng và là tội ác khó dung thứ.

Có nhiều ý kiến cho rằng, với trách nhiệm là cơ quan quản lý, được trả lương từ những đồng tiền thuế của người dân, các cơ quan chức năng cũng cần điều tra diện rộng và lấy mẫu của các dòng sản phẩm mì tôm của nhiều hãng để làm rõ chất lượng sản phẩm cũng như trấn an người tiêu dùng lúc này; đồng thời đây cũng là cách để bảo vệ doanh nghiệp tốt nhất.

Những cơ quan được nhà nước tin tưởng giao trách nhiệm thay mặt chính phủ kiểm soát để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng như Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, cần chứng tỏ vai trò cũng như năng lực, trách nhiệm và cả lương tâm của mình trong việc giám sát toàn bộ quá trình từ sản xuất, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, quảng cáo thực phẩm.

Về phía Chính phủ, nếu không đốc thúc cũng như có biện pháp giám sát việc thi hành trách nhiệm của các bộ ngành, sẽ dẫn tới việc buông lỏng quản lý ở cấp dưới, thậm chí không loại trừ cả việc đi đêm với doanh nghiệp để bao che cho các sai phạm.

MỚI - NÓNG
TPHCM và Nam bộ sắp mưa dông, lốc
TPHCM và Nam bộ sắp mưa dông, lốc
TPO - Cơ quan khí tượng dự báo, chiều và đêm nay (27/7), khu vực Nam bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh
Đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM: Hối hả chạy đua tiến độ
Đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM: Hối hả chạy đua tiến độ
TP - Sau 13 lần lỡ hẹn, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội vừa cho biết, dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đang triển khai các công việc cuối cùng để hoàn thành và đưa vào vận hành đoạn trên cao (Nhổn-Cầu Giấy) trong tháng 7/2024. Cùng với đó, tuyến metro số 1 của TP HCM cũng “chạy nước rút” để kịp vận hành.