Từ ngày 1/12, Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội chính thức ứng dụng 100 camera để tiến hành xử phạt nguội đối với phương tiện vi phạm Luật Giao thông. Tuy nhiên, xe biển xanh, biển đỏ vẫn “nhảy múa” trước hệ thống “mắt thần” của lực lượng CSGT. Những lỗi mà các xe biển xanh, biển đỏ mắc phải là vượt đèn đỏ, đi sai làn đường và không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường. Thậm chí ở những ngã tư lớn, ngoài camera giám sát còn có lực lượng CSGT luôn túc trực để làm nhiệm vụ nhưng những xe công vụ này vẫn hiên ngang vi phạm mà không hề bị xử lý. (Xem chi tiết)
Mấy ngày nay, người dân Thủ đô lại 'xôn xao' về hàng loạt cây xà cừ cổ thụ tiếp tục bị chặt hạ trên đường Bưởi thuộc địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Số cây xanh bị triệt hạ trên đường Bưởi, giải phóng mặt bằng thi công tuyến đường vành đai 2. Về việc đốn hạ số cây trên là do Cty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội thực hiện. (Xem chi tiết)
Trong khi cơ quan quản lý và các chuyên gia đang đau đầu tính toán để huy động được 3 tỷ USD trái phiếu về tái cơ cấu nợ, thì một con số tương đương đang "chảy ra” nước ngoài nhằm phục vụ cho nhu cầu được học tại môi trường quốc tế. Việt Nam hiện có hơn 110.000 học sinh du học với mức học phí từ 30.000 đến 40.000 USD mỗi năm, điều này đồng nghĩa người Việt mỗi năm đang “xuất khẩu” khoảng gần 3 tỷ USD để có được nền giáo dục quốc tế. Song, điều đáng nói là Việt Nam hoàn toàn có thể giữ được phần lớn số tiền này ở lại trong nước nếu biết thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào giáo dục. (Xem chi tiết)
Khoảng 15h chiều 1/12, ngọn lửa kèm theo khói đen từ một căn nhà nằm trong hẻm ở đại lộ Võ Văn Kiệt, đoạn gần cầu Ông Lãnh, quận 1, TPHCM bùng cháy dữ dội. Nhiều người hô hoán nhau dập lửa nhưng bất thành, khói đen kèm theo lửa cháy lan rộng rồi bén sang các căn nhà kế bên khiến hàng trăm người náo loạn chạy ra ngoài. Đến 17h15 phút, vụ cháy được dập tắt, lực lượng chức năng đang phong tỏa hiện trường, điều tra vụ việc. (Xem chi tiết)
Ngày 1/12, liên quan đến vụ việc tàu cá Quảng Ngãi có số hiệu QNg 95861 TS bị tấn công ở khu vực quần đảo Trường Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng Việt Nam, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại những nước ven Biển Đông khẩn trương làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ việc nghiêm trọng này. Trong bất kỳ trường hợp nào, Việt Nam lên án và phản đối mạnh mẽ hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân Việt Nam.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu kêu gọi nối lại kênh thông tin liên lạc quân sự với Nga nhằm ngăn chặn những sự cố như đã từng xảy ra với Su-24 của Nga hồi cuối tháng 11 vừa qua. Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga đã cắt đứt “đường dây nóng” liên lạc với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sau khi không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga hôm 24/11, trong bối cảnh chiến đấu cơ này đang thực hiện chiến dịch không kích khủng bố ở Syria. (Xem chi tiết)
Trang mạng The Globes của Israel ngày 1/12 cho biết những đối tượng buôn lậu người Kurd và Thổ Nhĩ Kỳ đang mua dầu từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, vận chuyển dầu lãnh thổ Syria và Iraq, sau đó bán cho Thổ Nhĩ Kỳ và Israel. IS mỗi ngày bán từ 20.000-40.000 thùng dầu, thu 1-1,5 triệu USD. Dầu được bán với giá 15-18 USD/thùng, trong khi tại các sàn giao dịch trên thế giới, dầu có giá từ 41-45 USD/thùng.
Ngày 1/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bỏ lại phía sau những tranh cãi ngoại giao và tập trung vào mối đe dọa từ tổ chức thánh chiến Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ cũng lên tiếng ủng hộ quyền bảo vệ không phận của Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ Ankara bắn hạ máy bay chiến đấu Su-24 của Nga hồi tuần trước.
Nga trang bị súng ngắn và súng trường Kalashnikov (AK-47) cho các phi công làm nhiệm vụ tại Syria, giúp họ có thể tự vệ trong trường hợp buộc phải thoát khỏi máy bay. Áo của phi công có nhiều túi nhỏ chứa các thiết bị như la bàn, gương, thiết bị đàm thoại, đồng hồ chống nước và một khẩu súng ngắn Stechkin với 4 băng đạn dự trữ. Ghế ngồi phóng ra cùng phi công trong trường hợp máy bay gặp nguy hiểm được gắn thêm súng máy Kalashnikov và một số băng đạn thay vì thuyền cao su như thiết kế trước đây. (Xem chi tiết)
Ngày 1/12, các quan chức Indonesia cho biết, thiết bị lỗi cùng phản ứng của phi hành đoàn nằm trong số nguyên nhân phiến phi cơ của hãng hàng không Air Asia rơi xuống biển Java hồi tháng 12/2014 khiến tất cả 162 người thiệt mạng. Các phi công đã tắt điện một phần hệ thống kiểm soát máy bay để tái khởi động hệ thống sau khi có lỗi tại hệ thống điều khiển bánh lái, tuy nhiên, điều này vô tình làm vô hiệu hóa hệ thống bay tự động của phi cơ. Sau đó, các phi công mất kiểm soát máy bay. (Xem chi tiết)