Ban bố thiết quân luật ở thành phố lớn thứ hai Myanmar

Người dân ở TP Mandalay biểu tình ngày 8/2. (Ảnh: AP)
Người dân ở TP Mandalay biểu tình ngày 8/2. (Ảnh: AP)
TPO - Ngày 8/2, thiết quân luật được ban bố ở Mandalay - thành phố lớn thứ hai của Myanmar, sau khi hàng trăm ngàn người tiến hành biểu tình trên khắp cả nước để phản đối đảo chính. Quân đội nước này đưa ra cảnh báo đanh thép nếu người dân tiếp tục xuống đường. 

Thiết quân luật được áp dụng ở 7 thị xã của Mandalay để cấm người dân biểu tình hoặc tập trung từ 5 người trở lên. Lệnh giới nghiêm có hiệu lực từ 8h tối đến 4h sáng hôm sao, thông báo của chính quyền cho biết. 

Biện pháp tương tự được áp dụng ở thị xã Ayeyarwaddy ở miền nam đất nước và dự kiến sẽ còn được mở rộng ra nhiều địa phương khác. “Lệnh này được áp dụng cho đến khi có thông báo mới”, chính quyền thành phố Mandalay thông báo. 

“Một số người đang cư xử theo cách đáng ngại, có thể đe doạ an toàn của cộng đồng và lực lượng thực thi pháp luật. Những hành vi đó có thể ảnh hưởng đến ổn định, an toàn của người dân, lực lượng thực thi pháp luật và sự yên bình của các làng xã, và có thể dẫn đến bạo loạn. Đó là lý do lệnh này cấm tập trung đông người, phát biểu công khai, biểu tình bằng phương tiện, tụ tập”, thông báo nói. 

Chính quyền quân sự đến nay vẫn chưa dùng đến biện pháp đàn áp bạo lực đối với người biểu, nhưng cảnh sát ở Naypyidaw đã sử dụng đến vòi rồng để giải tán hàng ngàn người tập trung trên phố. 

Trước làn sóng bất tuân lan rộng, đài truyền hình nhà nước MRTV cảnh báo rằng việc chống đối chính quyền quân sự là trái pháp luật và báo hiệu khả năng đàn áp. 

Hàng chục ngàn người khắc phục tình trạng ngắt mạng internet trên cả nước để tập hợp biểu tình vào cuối tuần qua, tạo nên đợt đấu tranh lớn đầu tiên để phản đối cuộc đảo chính. 

Phong trào biểu tình tiếp tục lan rộng trong ngày đầu tuần và khởi đầu chiến dịch đình công trên cả nước, thu hút sự tham gia của các công nhân dệt may, công chức, nhân viên đường sắt, y tá, bác sĩ và cả các nhà sư. 

Trong ngày 8/2, Giáo hoàng Francis kêu gọi quân đội Myanmar thả các lãnh đạo chính trị bị cầm tù ngay lập tức. 

“Con đường đến dân chủ được tiến hành trong những năm gần đây đã bị ngắt quãng vì cuộc biểu tình tuần trước”, Giáo hoàng nói. 

Theo Theo AP
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.