Chính quyền quân sự Myanmar đã “bóp nghẹt” hệ thống internet trên toàn quốc vào thứ Bảy, khi hàng nghìn người xuống đường ở Yangon và Mandalay để phản đối cuộc đảo chính ngày 1/2.
Đây là những cuộc biểu tình có quy mô lớn nhất kể từ thứ Hai sau khi quân đội bắt giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cũng như một số chính trị gia hàng đầu khác.
Bà Suu Kyi sẽ bị giam giữ đến ngày 15/2 trong khi chờ kết quả điều tra cáo buộc vi phạm luật xuất nhập khẩu.
Những người biểu tình mạng trang phục màu đỏ - màu của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) và cầm biểu ngữ lên án chế độ độc tài quân sự.
Cảnh sát chống bạo động cũng được triển khai khắp nơi.
Người dân Myanmar biểu tình ngày 6/2. Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Cảnh sát chống bạo động được triển khai khắp nơi. Ảnh: Reuters
Nhiều người đã hát ca khúc “Kabar Ma Kyay Bu” (“Chúng ta sẽ không hài lòng cho đến ngày tận thế”). Đây là bài hát gắn liền với cuộc nổi dậy chống lại chính quyền quân sự của sinh viên năm 1988.
Tính đến chiều thứ Bảy, không có cuộc đối đầu bạo lực nào được ghi nhận, theo các nhân chứng.
Tuy nhiên, việc hệ thống internet bị bóp nghẹt đã khiến người dân không thể truy cập các trang web của chính phủ, các ứng dụng ngân hàng trên di động…
Đường dây điện thoại vẫn hoạt động, nhưng người dân địa phương tránh sử dụng vì sợ bị giám sát.
Bóng bay đỏ treo khắp các đường phố để thể hiện sự phản đối của người dân. Ảnh: Reuters
Một người tham gia cuộc biểu tình ngày 5/2. Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Người Myanmar phản đối đảo chính bằng cách đập vung nồi ngày 4/2. Ảnh: Reuters
Các nhà hoạt động chống đảo chính cho biết họ đã lường trước việc internet ngừng hoạt động.
“Chúng tôi đã chuẩn bị cho điều này”, nhà hoạt động Moe Thway nói. “Chúng tôi hiện đang sử dụng mật mã. Ngay cả khi không có internet, chúng tôi vẫn có thể tổ chức và làm được rất nhiều việc.”
Phó tướng cấp cao của Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing, ông Soe Win, đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến vào thứ Sáu với bà Christine Schraner Burgener, đặc phái viên của Liên hợp quốc về Myanmar.
Theo một phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc, bà Burgênr lên án hành động của quân đội và yêu cầu trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ.
Cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa Liên Hợp Quốc và chế độ quân sự Myanmar diễn ra sau khi Hội đồng Bảo an ra tuyên bố nhấn mạnh sự cần thiết phải “duy trì các thể chế và quy trình dân chủ, kiềm chế bạo lực và tôn trọng đầy đủ các quyền con người”.
Các công chức trên khắp đất nước, bao gồm cả bác sĩ và giáo viên, đang đình công để phản đối việc quân đội chiếm đoạt quyền lực.
Khoảng 70 nghị sĩ NLD đã tự tổ chức lễ tuyên thệ ở Naypyitaw hôm thứ Năm, cam kết phục vụ các cử tri của họ trong 5 năm tới.