Bác sĩ cảnh báo: Uống rượu gây hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường

TPO - Với người tiểu đường, hạ đường huyết đôi khi còn nguy hiểm hơn cả đường huyết cao , bởi có thể gây hôn mê, thậm chí tử vong nếu không xử lý kịp thời. Nhận biết sớm các triệu chứng của hạ đường huyết giúp người bệnh hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ông Nguyễn Hoàng L. (quận Cầu Giấy, Hà Nội) sau bữa tiệc trưa sinh nhật bạn ở nhà hàng, có hiện tượng choáng váng khi bước xuống cầu thang. Rất nhanh sau đó, người bạn đi cùng thấy ông bị… lắc lư một cách bất thường, nếu không có người đỡ thì sẽ bị ngã xuống đường. Sau cơn choáng ngất, ông L. kể rằng khi đó ông cảm thấy chóng mặt, tai ù và tạm thời không nhận biết được thế giới xung quanh. Được biết, tiền sử người đàn ông 65 tuổi này là người có bệnh huyết áp cao, tiểu đường.

Bác sĩ cảnh báo: Uống rượu gây hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường ảnh 1

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường có thể dẫn tới hiện tượng choáng, ngất.

Bác sĩ Hoàng Cường (Bệnh viện Tim Hà Nội) cho biết, đây là những hiện tượng đặc trưng của việc hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đặc biệt nghiêm trọng sau khi bệnh nhân có sử dụng rượu bia trong tình trạng bụng đói.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose- một loại đường đơn- có trong máu. Nồng độ glucose trong máu thay đổi liên tục trong ngày, thậm chí khác nhau từng phút. Đường huyết là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh đái tháo đường.

Đường huyết thường được đo bằng milligrams trên deciliter (mg/dL) hoặc millimoles trên liter (mmol/L). Đường huyết thường tăng lên đáng kể sau khi ăn và giảm nếu bạn tập thể dục hoặc vận động thường xuyên.

Đường huyết lúc đói: được đo lần đầu vào buổi sáng, khi bạn chưa ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào. Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 92 mg/dL (5.0 mmol/L) là bình thường.

Đường huyết sau ăn: Người bình thường khỏe mạnh có chỉ số đường huyết sau ăn là dưới 120mg/dL (6.6 mmol/L), được đo trong vòng 1, 2 giờ sau ăn.

Đường huyết thấp: Khi lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L) thì được coi là đường huyết thấp. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu. Sự tụt giảm đường huyết vẫn có thể tiếp tục diễn ra và người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não.

Người bệnh tiểu đường cần đi khám bệnh thường xuyên, kiểm soát đường huyết để phòng các dấu hiệu bất thường của bệnh.

Thế nào là hạ đường huyết?

Hạ đường huyết là khi lượng glucose máu dưới 70 mg/dL (3,9 mmol/L) đã bắt đầu được xem là có hạ glucose máu; trường hợp nồng độ glucose máu giảm dưới 50mg/dL (2,8mmol/L) là hạ glucose máu nặng. Trên lâm sàng, hạ đường huyết xảy ra khi: Người bệnh tiểu đường sử dụng thuốc hạ đường huyết hay tiêm insulin quá liều; bỏ bữa sau dùng thuốc; tập luyện khi gắng sức; các bệnh lý cấp tính như nhiễm khuẩn, hay sự thay đổi cơ thể như có thai… Triệu chứng hạ đường huyết thường xảy ra khi đói hoặc xa các bữa ăn, tương ứng thời gian tác dụng tối đa của thuốc (insulin hoặc sulfamid hạ đường huyết) đối với bệnh nhân tiểu đường. Triệu chứng trên cải thiện nhanh khi cung cấp glucose tức thời.

Dấu hiệu hạ đường huyết mức độ nhẹ

Dấu hiệu toàn thân: Bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi thể lực lẫn tinh thần, buồn ngủ, chóng mặt, vã mồ hôi (dấu hiệu rất quan trọng trong giai đoạn này).

Ở hệ tiêu hóa thì cảm giác đói bụng và co thắt vùng thượng vị, có thể nôn hoặc tiêu chảy. Trên hệ tim mạch cũng bị ảnh hưởng với cảm giác hồi hộp, nhịp tim nhanh hoặc ngoại tâm thu; huyết áp cao; đau vùng trước tim kèm rối loạn nhịp hoặc dạng đau thắt ngực.

Ở hệ hô hấp thì xuất hiện cơn khó thở dạng hen. Hệ thần kinh sẽ xuất hiện cơn chuột rút, dị cảm đầu chi và quanh môi, nhức đầu thường xuyên hoặc kịch phát; rối loạn điều tiết, nhìn đôi, run lạnh (dễ nhầm do nhiễm trùng). Ngoài ra, bệnh nhân còn có triệu chứng ở tâm thần kinh, như rối loạn nhân cách và tính khí với các biểu hiện như kích thích, vui vẻ, liến thoắng, đôi khi buồn bã hoặc nóng tính. Nếu giai đoạn này phát hiện kịp thời và xử trí đơn giản với các thức uống có chứa đường, dấu hiệu lâm sàng cải thiện nhanh và sẽ qua nhanh các triệu chứng kể trên.

Khi bị hạ đường huyết nặng

Có thể xảy đến đột ngột hoặc xảy ra trên nền các biểu hiện lâm sàng của hạ đường huyết nhẹ kể trên. Trong giai đoạn này biểu hiện lâm sàng chủ yếu là về tâm thần kinh, như: Sững sờ, đờ đẫn, cơn trầm cảm với xu hướng tự sát, kích động, hoang tưởng, ảo giác, mất ý thức thoáng qua; cứng hàm (dấu hiệu quan trọng dễ nhầm với uốn ván); động kinh toàn thể hoặc khu trú, liệt nửa người, khu trú, rối loạn tiểu não - tiền đình như chóng mặt, rối loạn vận động (dễ nhầm tai biến mạch máu não). Giai đoạn này sử dụng glucose truyền qua đường tĩnh mạch trực tiếp hơn là cho đường uống, bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh.

Đề phòng hôn mê do hạ đường huyết

Triệu chứng hôn mê do hạ đường huyết có khởi đầu thường không đột ngột, kèm co cơ, co giật, tăng phản xạ gân xương, co đồng tử, cứng hàm, đổ nhiều mồ hôi, kèm nét mặt đỏ bừng. Các triệu chứng này có thể dễ hồi phục sau khi truyền glucose sớm trước khi qua giai đoạn không phục hồi (với hôn mê sâu, thương tổn não không hồi phục và tử vong nếu hạ glucose máu nặng và kéo dài). Do vậy, khi bệnh nhân có dấu hiệu hôn mê do hạ đường huyết thì cần cấp cứu ngay để tránh biến chứng nặng nề, thậm chí dẫn đến tử vong.

Người bệnh tiểu đường có phải kiêng rượu tuyệt đối hay không?

Mặc dù lượng rượu vừa phải có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên, nhưng rượu dư thừa cũng có thể gây hạ đường huyết - đôi khi khiến nó giảm xuống mức nguy hiểm, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1. Điều này là do gan phải làm việc để loại bỏ rượu ra khỏi máu thay vì kiểm soát lượng đường trong máu, và vì rượu có thể khiến cơ thể không nhận thức được tình trạng lượng đường trong máu thấp.

Các triệu chứng như: Lú lẫn, buồn ngủ, nhìn mờ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, bất tỉnh… do tụt đường huyết đôi khi sẽ bị nhầm lẫn với hiện tượng xảy ra sau khi uống rượu khiến cho việc cứu chữa bệnh nhân bị chậm trễ. Chính vì thế, chúng ta cần nắm rõ được mối quan hệ giữa 3 yếu tố: bệnh tiểu đường- uống rượu- hạ đường huyết để cung cấp thông tin cho bác sĩ và có hướng điều trị bệnh nhân kịp thời.

Rượu bia gây nhiều tác hại cho sức khỏe, đặc biệt ở những người tiểu đường. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là người bệnh tiểu đường hoàn toàn không được uống rượu. Điều quan trọng là uống rượu đúng cách.

Bác sĩ cảnh báo: Uống rượu gây hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường ảnh 2

Đề phòng nguy cơ hạ đường huyết, người bệnh tiểu đường cần tuân thủ kỷ luật với rượu, bia.

Một trong những điều bạn cần tuyệt đối ghi nhớ đó là không được uống rượu khi bụng đói. Thực phẩm làm chậm tốc độ hấp thụ rượu vào máu. Bên cạnh đó, các triệu chứng hạ đường huyết có thể đột nhiên xuất hiện, gây nguy hiểm nếu người uống không ăn uống gì trước đó.

Điều ghi nhớ thứ hai là người bệnh tiểu đường cần uống rượu từ từ từng ngụm nhỏ chứ không “làm một hơi” cả ly rượu. Giới hạn từ 1 đến 2 ly rượu nhỏ cho mỗi cuộc vui cũng là kỷ luật mà người bệnh tiểu đường cần tuân thủ.

MỚI - NÓNG
Hải Phòng, Hải Dương sắp xếp cho cán bộ làm việc sau sáp nhập
Hải Phòng, Hải Dương sắp xếp cho cán bộ làm việc sau sáp nhập
TPO - Trả lời kiến nghị của các cử tri, Bí thư Thành ủy Hải Phòng cho biết thành phố đang tích cực phối hợp với tỉnh Hải Dương để xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng bộ, xây dựng phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc (trụ sở, nhà ở, chế độ chính sách…) cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Quyền Linh xin lỗi
Quyền Linh xin lỗi
TPO - Quyền Linh xin lỗi sau khi nhà sản xuất Mái ấm gia đình Việt thông báo dừng hợp tác với nam nghệ sĩ. Anh đồng thời nói bài giải thích không liên quan vụ quảng cáo sản phẩm, mong khán giả chờ thông tin từ cơ quan chức năng.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Mê mẩn với 'vương giả chi hoa' đua nhau khoe sắc giữa Hoàng cung Huế

Mê mẩn với 'vương giả chi hoa' đua nhau khoe sắc giữa Hoàng cung Huế

TPO - Đến tham quan Huế mùa này, ngoài chiêm ngưỡng di tích đền đài, lăng tẩm cổ xưa hay sông nước thơ mộng, du khách có dịp khám phá về loài cây cực hiếm đua nở giữa chốn Hoàng cung tráng lệ, được mệnh danh là “vương giả chi hoa”. Nhiều du khách ngỡ ngàng về loài hoa đã tạo điểm nhấn đặc biệt cho Cố đô Huế.
Trưởng Ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam 2024: 'Sẽ có một đêm chung khảo rực rỡ, đậm chất văn hóa'

Trưởng Ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam 2024: 'Sẽ có một đêm chung khảo rực rỡ, đậm chất văn hóa'

TPO - Trước thềm chung khảo, nhà báo Phùng Công Sưởng, Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 đã chia sẻ về công tác chuẩn bị. Nhà báo Phùng Công Sưởng cho biết bốn trụ cột của cuộc thi năm nay là Sắc đẹp - Văn hoá - Trí tuệ - Cống hiến đã được các đạo diễn hiện thực hóa bằng một sân khấu ấn tượng. "Chúng tôi sẽ mang đến những điều bất ngờ, vỡ òa cảm xúc và đậm chất văn hóa", Trưởng ban tổ chức cuộc thi nói.
Tết của người Lào sống trên đất Việt

Tết của người Lào sống trên đất Việt

TPO - Khi những tia nắng đầu hạ bắt đầu rải vàng trên những thửa ruộng bậc thang của vùng Tây Bắc, cũng là lúc bản Na Sang 1 (xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) khoác lên mình một chiếc áo mới rực rỡ sắc màu, chào đón Lễ hội Tết té nước - lễ hội Bun Huột Nặm.
NSND Xuân Bắc nêu kế sách cho Hà Giang

NSND Xuân Bắc nêu kế sách cho Hà Giang

TPO - Dành tình cảm đặc biệt cho miền đất địa đầu Tổ quốc, NSND Xuân Bắc - Cục trưởng Cục nghệ thuật biểu diễn - cho rằng Hà Giang xứng đáng hơn nhiều với những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và du lịch.
'Địa đạo' có thể tranh giải Oscar, đừng vội phì cười!

'Địa đạo' có thể tranh giải Oscar, đừng vội phì cười!

TPO - "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" thuộc hàng phim bom tấn của nước ta. Sau 14 ngày công chiếu, phim thu hơn 127 tỷ đồng. So với phim Trấn Thành còn thua mấy bậc nhưng với phim truyền thống nước nhà, đây là con số không tưởng. Điều đó cho thấy, với khán giả thì phim cách mạng hay phim nào, miễn là hay, là thật, là hấp dẫn quyến rũ người ta.