Cách hạ đường huyết cực tốt bằng thực phẩm

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Những chỉ dẫn về cách ăn “khôn ngoan” cho những bệnh nhân tiểu đường để giữ mức đường huyết ổn định.

Khả năng làm tăng đường huyết của thực phẩm được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó. Trong đó, những loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp là sự lựa chọn an toàn cho bệnh nhân tiểu đường, bởi sau khi ăn những thực phẩm này đường huyết của người bệnh chỉ bị tăng ít và tăng rất từ từ, nhờ đó người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát được đường huyết.

Cách hạ đường huyết cực tốt bằng thực phẩm ảnh 1

Hãy lựa chọn cho mình nhóm thực phẩm phù hợp dựa vào cách phân loại thực phẩm theo 3 cấp độ chỉ số đường huyết như sau:

- Cao: đường (glucose, sucrose), đồ uống có đường, mật ong, khoai tây, bánh mì trắng, chuối.

- Vừa: gạo (cơm), bánh.

- Thấp: mì sợi, sữa không đường, rau khô, đậu, táo tây, cam.

Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được lượng đường huyết của mình nhờ những “vệ sỹ” từ thực phẩm dưới đây:

1. Cải xoong: Có chứa rất nhiều khoáng tố với hàm lượng cao, nhờ đó cải xoong bổ, kích thích tiêu hóa, lọc máu, giải độc cơ thể, và làm hạ đường huyết. Khi thấy trời oi bức, người mệt mỏi, lấy mỗi lần khoảng 100g cải xoong, rửa sạch, vò hoặc giã nát, lọc lấy nước, uống 2-3 lần/ngày.

Cách hạ đường huyết cực tốt bằng thực phẩm ảnh 2

2. Ðậu cô ve: Có tác dụng lợi tiểu và làm giảm lượng đường trong máu nên dùng điều trị phù thũng và bệnh tiểu đường. Lấy khoảng 100g vỏ quả đậu khô ngâm trong 2 lít nước cho mềm, đun sôi nhanh, lấy nước uống trong ngày.

3. Khổ qua (mướp đắng): Tại khoa y học cổ truyền, bài thuốc khổ qua (xanh) kết hợp với lá đa dạng trà điều trị tiểu đường trên lâm sàng cho kết quả rất tốt. Quả, thân lá đều được dùng, mỗi ngày 1-2 quả hoặc 20g dây lá phơi khô sắc lấy nước uống.

4. Khoai lang: Trong ngọn lá chứa một chất có tác dụng giống như insulin, nhờ vậy mà đọt khoai lang được dùng điều trị bệnh tiểu đường. Phơi khô sắc uống mỗi ngày từ 15-20g.

5. Tỏi: Có tác dụng điều hòa hàm lượng glucose trong máu, nhờ đó tỏi giúp ổn định đường huyết. Mỗi ngày 4-5 tép tỏi có thể nhai sống, nếu dùng dạng cồn tỏi thì mỗi ngày dùng 20-40 giọt.

6. Quế: Theo kết quả nghiên cứu tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), quế giúp kiểm soát đường huyết rất hữu hiệu. Bệnh nhân tiểu đường type 2 mỗi ngày sử dụng 1g bột quế (khoảng 1/4 muỗng cà phê) trong 6 tuần không những giúp giảm lượng đường huyết mà còn giảm được cholesterol xấu và triglyceride trong cơ thể.

Bạn có biết?

- Rượu là chất ức chế tạo đường nên dễ gây hạ đường huyết vì thế nên hạn chế uống rượu, bia.

- Trong bữa ăn nếu có chất đạm, béo, rau thì sẽ được giữ trong dạ dày lâu và như vậy không làm tăng đường huyết sau ăn. Ngược lại, các loại thức ăn lỏng và uống nước trong bữa ăn sẽ làm thức ăn tiêu hóa nhanh hơn và như vậy đường huyết cũng tăng nhanh hơn.

- Các loại thức ăn được nghiền nát như khoai tây nghiền, sinh tố trái cây, nước ép trái cây hay cà rốt xắt miếng nhỏ sẽ làm tăng đường huyết nhanh hơn là để nguyên hay xắt miếng lớn.

- Không phải kiêng hoàn toàn chất béo mà chỉ cần hạn chế chất béo từ động vật (trừ mỡ cá), thay bằng dầu thực vật, hạn chế ăn các loại phủ tạng như óc, tim, gan, cật, lòng, lòng đỏ trứng vì chứa nhiều cholesterol.

- Nên chọn các đồ giải khát có kèm chữ “light” là dấu hiệu để giúp nhận biết sản phẩm đó có chứa chất tạo vị ngọt thay cho đường sucrose.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.