"Chúng tôi lấy cảm hứng thiết kế từ con người. Nếu chúng ta không tiến hóa để chịu được vết thương, da người sẽ dày như da tê giác. Tuy nhiên, khi con người bị thương sẽ chảy máu, da đóng vảy giúp liền vết thương. Chúng tôi tạo ra vật liệu có chức năng tự liền giống da người," giáo sư Duncan Wass, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc đại học Bristol, Anh, nói.
Theo Sputnik, để chế tạo ra loại cánh này, nhóm nghiên cứu đã đưa những khối cầu siêu nhỏ vào vật liệu carbon sợi tổng hợp dùng để chế tạo vỏ máy bay.
Khi xảy ra va chạm hay nứt trên thân hay cánh máy bay, những khối cầu sẽ giải phỏng chất lỏng vá lại chỗ hư hại. Tuy nhiên, thời gian vá còn phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài máy bay, nhiệt độ càng cao, tốc độ tự liền càng nhanh. Công nghệ này hiện chỉ có thể tự sửa chữa những vết nứt vỡ nhỏ trên cánh và thân máy bay.
Tuy nhiên, các nhà khoa học tin tưởng công nghệ này sẽ sớm được đưa vào ứng dụng trong đời sống với màn hình điện thoại, các thiết bị thể thao, hay sơn móng tay.
Máy bay siêu thanh có thể bay vòng quanh nước Mỹ trong 30 phút. Đồ họa: NPR
CNN hôm 6/6 đưa tin, Không quân Mỹ đang phát triển một loại máy bay siêu thanh không người lái, có thể bay gần hai km trong vòng một giây. Theo kế hoạch, dự án này sẽ hoàn thành vào năm 2023.
Hồi tháng 5/2013, quân đội Mỹ thử nghiệm lần cuối loại máy bay siêu thanh mới có tên X-51Waverider. Theo kết quả công bố, chiếc X-51 đã đạt đến tốc độ siêu thanh Mach 5, gấp 5 lần tốc độ âm thanh, tương đương 6.115 km/h.
Công nghệ siêu thanh này là nhân tố tiềm năng "thay đổi cuộc chơi", thay đổi bản chất chiến tranh, Thiếu tá Không quân Mỹ Thomas Masiello nhận định. Trung Quốc và Nga cũng đang phát triển công nghệ này.
Những chiến cơ này có thể được phóng từ xa, đi nhanh đến mức không thể định vị được cho đến khi tiếp cận mục tiêu. Tuy nhiên, Mica Endsley, trưởng ban khoa học Không quân Mỹ cho biết, còn một số trở ngại trong việc phát triển hệ thống dẫn đường và vật liệu mới để chế tạo máy bay siêu thanh.