Ăn trứng cóc, 1 người tử vong, 7 người nguy kịch

Các nạn nhân ngộ độc trứng cóc đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Ảnh: BS cung cấp
Các nạn nhân ngộ độc trứng cóc đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Ảnh: BS cung cấp
TPO - Đêm 20 tháng 1 năm 2020, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình tiếp nhận 7 bệnh nhân từ tuyến huyện chuyển đến trong tình trạng nguy kịch sau khi ăn món chế biến từ trứng cóc. 

Trước đó, một bệnh nhân 37 tuổi khi đưa đến Trung tâm y tế huyện được xác định đã tử vong nên gia đình đưa về nhà lo hậu sự.

Theo lời kể của người nhà nạn nhân, trước đó một gia đình có 9 thành viên đã chế biến bọc trứng cóc nấu với gừng để làm thức ăn. Tám người ăn đều có dấu hiện nôn mửa, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt và sau đó là khó thở, được người thân đưa nhập Trung tâm y tế huyện, trong đó một người ăn nhiều nhất đã tử vong. Một cụ ông không ăn món chế biến từ trứng cóc nên không bị ảnh hưởng sức khoẻ.

Khi nhập Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, bảy bệnh nhân vẫn liên tục nôn mửa, đau bụng, chóng mặt, khó thở, một số có biểu hiện co giật, ảo giác.

Khoa Cấp cứu đã huy động tối đa nhân lực đến hỗ trợ cho kíp trực, khoa Hồi sức tích cũng đã huy động 1 kíp trực thường trú đến hỗ trợ khoa Cấp cứu. Các bệnh nhân nhanh chóng được bơm rửa dạ dày để loại bỏ chất độc ra khỏi dạ dày, dùng các chất tẩy rửa đường tiêu hoá để loại bỏ chất độc ra khỏi đường ruột và các thuốc để điểu chỉnh các rối loạn khác. Hiện tại, bảy bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn đang phải điều trị và chăm sóc đặc biệt.

Người dân không nên chế biến món ăn từ cóc vì sự nguy hiểm của các chất độc có trong một số bộ phận trên cơ thể cóc. Trên da, tổ chức dưới da, trứng, gan, ruột của cóc rất độc do có chứa nọc độc ( bufotoxin ) gồm nhiều độc tố nguy hiểm, như: bufotalin, bufotonin, bufotenin, chúng có tác dụng gây rối loạn nhịp tim nặng, ngừng tim và ức chế hô hấp dẫn đến tử vong nhanh.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.