Tăng T-90MS của Nga. |
Tờ Business Standard trích dẫn nguồn tin cấp cao trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ nói rằng, chương trình thử nghiệm tăng chủ lực nội địa Arjun Mk2 được đề xuất triển khai cho các vùng đồng bằng Punjab của Ấn Độ, đang bị đánh đắm để ngăn chặn sự thành công của tăng Arjun, có nguy làm ảnh hưởng tới kế hoạch mua hàng trăm xe tăng T-90MS mới của Nga.
Nguyễn nhân xuất phát từ kế hoạch mua 354 xe tăng T-90MS trị giá 10 tỷ Rupee của quân đội nước này nhằm trang bị cho 6 trung đoàn xe tăng đặt ở biên giới Trung Quốc.
Trong tháng 7-2012, Business Standard đã từng đưa ra báo cáo đầu tiên về việc kích hoạt những trung đoàn tăng như vậy. Trong đề nghị này, chính phủ Ấn Độ đang xem xét triển khai 2 lữ đoàn tăng và 1 quân đoàn tấn công vùng núi được trang bị 354 xe tăng T-90MS.
Những xe tăng T-90MS mới nếu được mua sẽ bổ sung vào số lượng 1.657 xe tăng T-90S của Nga và 2.414 xe tăng T-72M đã được triển khai ở biên giới Pakistan. Cho tới nay, mới chỉ có 128 xe tăng nội địa Arjun Mk I của Ấn Độ được đưa vào phục vụ và một kế hoạch tiếp theo bổ sung thêm 118 xe tăng Arjun MK II.
Tuy nhiên, trong một bình luận mới nhất, Quân đội Ấn Độ đã phủ nhận thông tin cho rằng “đang có âm mưu ngăn chặn chương trình thử nghiệm tăng Arjun Mk II”.
Ngay cả khi tăng Arjun - được phát triển bởi Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) Ấn Độ cũng được cho là tốt hơn tăng T-90 của Nga trong các cuộc thử nghiệm so sánh của quân đội.
Giới chức quân sự Ấn Độ thừa nhận rằng, trọng lượng 60 tấn của tăng Arjun là quá nặng khi hoạt động ở những khu vực đất mềm như Punjab và J&K, do đó phải giới hạn hoạt động ở khu vực Rajasthan. Điều này đồng nghĩa sẽ chỉ có 4-6 trung đoàn tăng của lục quân Ấn Độ có thể sử dụng tăng Arjun.
Tuy nhiên, theo giải thích của DRDO, tăng Arjun tuy có trọng lượng nặng hơn so với xe tăng Nga nhưng lại có diện tích tiếp xúc mặt đất của mắt xính rộng, do vậy áp lực đè lên mặt đất của tăng Arjun còn thấp hơn cả xe tăng Nga. Vì vậy, thực tế tăng Arjun có thể di chuyển dễ dàng hơn ở Punjab.
Trung tướng nghỉ hưu RM Vohra, người đã từng tham gia trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1971 nói rằng, trong lịch sử, một trung đoàn tăng Cnturion có trọng lượng 51 tấn đã dễ dàng di chuyển trong vùng đất mềm Asal Uttar ở Punjab trong khi xe tăng nặng 42 tấn M-48 Patton của Pakistan hầu hết đã bị sa lầy ở vùng đất này.
T-90MS là một biến thể nâng cấp mới nhất từ xe tăng chủ lực T-90S mà Ấn Độ mua của Nga từ năm 2001. Loại tăng này được cho là rất thích hợp hoạt động trong điều kiện thời tiết cực lạnh ở Ladakh, Sikkim và Arunachal Pradesh - nơi 2 lữ đoàn xe bọc thép mới sẽ được đưa vào hoạt động. T-90S hiện đang được lắp giáp theo giấy phép tại nhà máy Heavy Vehicles Factory ở Avadi và đã được chứng minh là có độ tin cậy cao hơn so với xe tăng T-90S được cung cấp từ Nga.
"Việc quân đội mong muốn nhanh tróng có được các xe tăng T-90MS để triển khai trên biên giới với Trung Quốc là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên chương trình thử nghiệm tăng Arjun vẫn cần được đối xử công bằng. Làm sao xe tăng Nga lại có thể được ưu tiên cao hơn xe tăng của Ấn Độ?", một sỹ quan cấp cao trong lực lượng tăng thiết giáp Ấn Độ bình luận.
Sáu trung đoàn xe tăng mới sẽ được đưa lên biên giới Trung Quốc sẽ được chia ra làm 2 lữ đoàn, một đóng ở Ladakh và một đóng ở phía Đông Bắc. Cả 2 khu vực này đều là thung lũng và cao nguyên, trong đó có thể tham gia tấn công các xe tăng Trung Quốc. Việc hình thành các trung đoàn xe tăng mới cũng sẽ đảm bảo khả năng trả đũa cho quân đội Ấn Độ trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công từ Trung Quốc.