Ăn hạt ngô đồng trong giờ ra chơi, 7 học sinh phải nhập viện

TPO - Trong giờ ra chơi, các em học sinh nhặt quả ngộ đồng để lấy hạt ăn. Một lúc sau, các em có biểu hiện nôn mửa, chóng mặt... và được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Ngày 24/4, thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ, (Nghệ An) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu cho học sinh bị ngộ độc do ăn phải quả cây ngô đồng.

Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 15h (ngày 23/4), 7 em học sinh lớp 1B, Trường Tiểu học Kỳ Tân, xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ, đồng loạt có triệu chứng nôn mửa, choáng, tức ngực, khó thở…

Phát hiện sự việc, giáo viên trong trường đã báo với gia đình học sinh và cán bộ y tế, đồng thời đưa các em đến trạm y tế xã cấp cứu. Trong đó, có 3 em nặng hơn nên chuyển lên Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ chữa trị.

Ăn hạt ngô đồng trong giờ ra chơi, 7 học sinh phải nhập viện ảnh 1 Học sinh đang điều trị tại bệnh viện

““Có 3 em học sinh 7 tuổi nhập viện trong tình trạng bị ngộ độc. Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành rửa dạ dày, giúp các em qua cơn nguy kịch. Trong đó có một em nhẹ hơn, sau khi được kiểm tra thì được xuất viện trở về, còn 2 em hiện vẫn đang phải nằm điều trị tại trung tâm”, bác sĩ Thái Hải Đăng – Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ cho biết.

Theo các em học sinh, trong giờ ra chơi, các em nhặt quả cây ngô đồng trong sân trường để ăn và bị ngộ độc sau đó. Hiện, sức khỏe các em đã dần bình phục.

MỚI - NÓNG
Chuyện tình 5 thập kỷ 'ngọt như đường' của cụ ông cụ bà nhặt rác bên bờ sông Hồng
Chuyện tình 5 thập kỷ 'ngọt như đường' của cụ ông cụ bà nhặt rác bên bờ sông Hồng
TPO - Chung cảnh ngộ không người thân, ông Thành và bà Thuỷ tìm thấy sự đồng cảm rồi dọn về ở chung. Suốt hơn 50 năm qua, cặp vợ chồng nghèo dựa vào nhau mà sống, trôi dạt khắp các con ngõ của thủ đô rồi chọn cho mình nơi gầm cầu Long Biên là điểm dừng chân cuối cùng. Đối với ông, sự xuất hiện của bà là niềm động lực duy nhất khiến ông đi hết quãng đời còn lại.
Nhiều nông dân “treo chuồng” vì không còn vốn để tiếp tục chăn nuôi. Ảnh: U.P
Nhà nông, doanh nghiệp nhỏ đói vốn
TP - Chi phí sản xuất tăng cao, giá của sản phẩm đầu ra lao dốc, trong khi không tiếp cận được vốn ngân hàng, kể cả các gói tín dụng lãi suất ưu đãi… khiến nhiều doanh nghiệp (DN), nông dân chăn nuôi phía Nam ngưng trệ sản xuất.