Ai sẽ tăng nguy cơ ung thư vú khi chụp Xquang?

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Chụp Xquang tuyến vú đã được chứng minh có thể phát hiện bệnh sớm và có lợi cho phụ nữ từ 50 tuổi trở lên...

Chụp Xquang tuyến vú đã được chứng minh có thể phát hiện bệnh sớm và có lợi cho phụ nữ từ 50 tuổi trở lên, những người có nguy cơ trung bình mắc bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, kết quả khả quan này không dành cho phụ nữ có nguy cơ cao của bệnh.

Các nhà nghiên cứu cho biết, bức xạ từ các đợt kiểm tra có thể đặc biệt có hại cho phụ nữ mang gen đột biến khiến họ có nguy cơ cao hơn đối với căn bệnh này. 

Ngoài ra, phụ nữ có gen đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 nên được chụp bằng MRI vì cách này không liên quan đến bức xạ. Những phụ nữ có gen đột biến này có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 5 lần so với phụ nữ có gen bình thường khi kiểm tra tuyến vú bằng cách chụp Xquang.

Phụ nữ có các đột biến di truyền có thể nhạy cảm rất nhiều với bức xạ bởi vì các gen không thể “sửa chữa” AND khi bị bức xạ như những gen thường. Từ đó, tăng nguy cơ ung thư. Các nhà nghiên cứu châu Âu đã theo dõi gần 2.000 phụ nữ trên 18 tuổi với một trong các loại gen đột biến ở Anh, Pháp và Hà Lan. 

Khoảng 850 phụ nữ này sau đó đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Gần một nửa trong số họ đã chụp Xquang trong khi 1/3 đã có ít nhất một lần chụp Xquang tuyến vú, ở độ tuổi trung bình 29. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, cứ 100 phụ nữ trong độ tuổi 30 với gen đột biến sẽ có 9 người phát triển ung thư vú ở tuổi 40.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, phụ nữ từng chịu bức xạ ngực ở độ tuổi 20 tăng 43% nguy cơ mắc ung thư vú so với những người phụ nữ không có bức xạ ngực ở tuổi đó. Bất kỳ tiếp xúc trước 20 tuổi dường như làm tăng nguy cơ 62%. Bức xạ sau tuổi 30 dường như không ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú.

Theo Sức khỏe & Đời sống
MỚI - NÓNG