Trong báo cáo toàn cầu về tình trạng sử dụng rượu bia năm 2011, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định rằng Việt Nam là một trong các quốc gia điển hình có tỷ lệ tăng cao mức tiêu thụ loại thức uống này. Trong khi đó ở một số quốc gia khác, mức tiêu thụ rượu không thay đổi trong thập kỷ qua. Còn theo báo cáo của tổ chức Eurowatch, Việt Nam tiêu thụ 3 tỷ lít bia trong năm 2012, gấp ba lần so với năm 2004; bình quân 32 lít/người; xếp hạng đầu tiên ở Đông Nam Á, thứ ba ở châu Á về lượng tiêu thụ, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản. Một thống kê khác, 90% người có sử dụng rượu bia đều có sự tích tụ mỡ trong gan (nguy cơ gan nhiễm mỡ).
Gan bị hại vì thích “lai rai”
Nhiều chị em sử dụng rượu vang đỏ trong bữa ăn như là một phương pháp làm đẹp da. Các chất phytochemical trong rượu làm tăng cholesterol tốt trong cơ thể, ngoài ra thành phần chống oxy hóa giúp bảo vệ niêm mạc của động mạch vành; hay thành phần resveratrol có tác dụng trung hòa các gốc tự do và bảo vệ da.
Tuy có tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng thực tế rượu bia là “con dao hai lưỡi”. Với một liều lượng quá nhiều sẽ phản tác dụng và gây tổn hại cho nhan sắc và các cơ quan nội tạng.
Mỗi bộ phận trong cơ thể người đảm nhiệm chức năng khác nhau với công suất hoạt động khác nhau và lá gan cũng vậy. Khi bạn uống rượu bia vào cơ thể, phần lớn sẽ được hấp thụ vào máu thông qua dạ dày và ruột. Nhưng chúng phải đi qua “bộ lọc” của gan trước khi theo máu để lan đi toàn bộ cơ thể. Tế bào gan có chứa enzyme giúp chuyển hóa rượu bia và chúng có thể xử lý với một lượng rượu bia nhất định trong khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, nếu bạn uống rượu nhiều hơn so với công suất hoạt động của gan, bạn có thể phải đối phó với các hệ lụy xảy ra. Chẳng hạn như rối loạn dạ dày, viêm tụy, trầm cảm, lo âu, cao huyết áp, chấn thương do tai nạn, ung thư, béo phì... Trong đó, hệ quả phổ biến từ việc uống nhiều bia rượu là gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan.
Không có triệu chứng cụ thể, người dùng rượu bia lại càng chủ quan.
BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương, Trưởng đơn vị tiêu hóa can thiệp Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương, Giảng viên Phân môn Tiêu Hóa - Gan mật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, đặc điểm quan trọng của bệnh gan nói chung và gan nhiễm mỡ nói riêng là ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng gì.
BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương, Trưởng đơn vị tiêu hóa can thiệp Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương
(Hình do BS Phương cung cấp)
Những nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ là do uống rượu bia, thừa cân – béo phì, tăng mỡ máu, ăn uống thiếu dinh dưỡng, tiểu đường… Riêng về nguyên nhân uống rượu bia, bác sĩ Phương chia sẻ: “Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên gan nhiễm mỡ, có đến 90 % số trường hợp uống bia rượu sẽ có hiện tượng nhiễm mỡ và thoái hóa mỡ ở gan nếu đem lá gan của chúng ta nhìn dưới kính hiển vi”.
Theo lời khuyên của BS Phương, nếu đã không may bị gan nhiễm mỡ bệnh nhân nên có một chế độ ăn hợp lý. Người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm có chứa quá nhiều đường ngọt; nên ăn thêm thịt nạc (thịt gà, thịt heo, cá biển); hạn chế chất béo có nguồn gốc từ động vật (lòng heo, lòng gà, lòng vịt, trứng, mỡ, sữa tươi, bơ, …); ăn nhiều rau xanh, nhất là khổ qua (mướp đắng), ăn nhiều tỏi, cam chanh, quýt; uống thêm trà xanh, café nguyên chất (không pha đường). Đặc biệt, bệnh nhân cần hạn chế rượu bia, mỡ và phải thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao.
Naturenz – Cho lá gan khỏe hân hạnh đồng hành cùng chương trình NHẬT KÝ BÁC SĨ – HÀNH TRÌNH CHĂM SÓC GAN.
Bạn đọc có thắc mắc về gan, xin vui lòng gửi câu hỏi về chương trình để được các chuyên gia hàng đầu về gan: Tiến Sĩ Phạm Thị Thu Thủy, BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương và BS.CK2 Trần Ánh Tuyết tư vấn trực tuyến 24/7 tại: https://www.alobacsi.com/