80% trường học áp dụng phần mềm quản lý trực tuyến

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc
Tại “Hội thảo ứng dụng công nghệ thông tin và tập huấn xây dựng cơ sở dữ liệu trong ngành giáo dục đào do Bộ GD&ĐT tổ chức ở Đà Nẵng mới đây, thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết, hiện đã có hơn 5.000 bài giảng trong chương trình giáo dục phổ thông đã được số hóa; 80% trường học áp dụng phần mềm quản lý trực tuyến.

Hội thảo do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chủ trì, với sự tham gia của đại diện Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử; đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông; đại diện lãnh đạo và chuyên viên 63 sở Giáo dục và Đào tạo; đại diện Ban giám hiệu và Khoa Công nghệ thông tin các cơ sở đào tạo đại học có khoa này…

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc thông tin, trong những năm qua, Bộ GD&ĐT luôn bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại đề án 117 về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

Một số kết quả tích cực có thể kể đến như: Năm 2018, chỉ số hiện đại hóa hành chính của Bộ vượt lên xếp thứ 2/18 bộ ngành; Bộ đã triển khai thành công hệ thống quản lý hành chính điện tử (e-office) và kết nối quản lý tới 63 Sở Giáo dục và Đào tạo và hơn 300 cơ sở đào tạo; cổng dịch vụ công trực tuyến được đưa vào sử dụng với 20 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; đồng thời cũng là đơn vị dẫn đầu trong triển khai chữ kí số đến tất cả công chức trong cơ quan Bộ.

Thời gian qua, toàn ngành đã xây dựng được cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin chi tiết của gần 52,000 trường mầm non và phổ thông (với hơn 1,5 triệu giáo viên, 24 triệu học sinh), đây là kho dữ liệu lớn rất tin cậy phục vụ công tác quy hoạch và quản lý ngành; 80% trường học đã áp dụng phần mềm quản lý nhà trường trực tuyến.

Ngành Giáo dục cũng đang  xây dựng Hệ Tri thức Việt số hóa của Chính phủ, qua đó hơn 5.000 bài giảng trong chương trình giáo dục phổ thông đã được số hóa dưới dạng thức e-learning và cung cấp trực tuyến, Ngân hàng trắc nghiệm trực tuyến được xây dựng với trên 31.000 câu hỏi...

Đánh giá tầm quan trọng của Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh đây là cơ hội đánh giá tình hình ứng dụng cộng nghệ thông tin, đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo. Bên cạnh đó, hội thảo hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện của ngành Giáo dục.

Các đại biểu, chuyên gia đã thảo luận về nhiều nội dung như ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục hiện nay; các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung phương pháp dạy - học, kiểm tra, nghiên cứu khoa học e-learning và các hệ thống dạy học trực tuyến. Đặc biệt, hội thảo tổ chức tập huấn khai thác sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.