7 vitamin mẹ bầu cần bổ sung để tránh tiền sản giật

 Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Để không bị tiền sản giật (thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ), mẹ bầu nên bổ sung các vitamin sau.

Tiền sản giật thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ, có thể gây tử vong cho cả mẹ và con. Việc bổ sung các vitamin qua thực phẩm có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ giúp thai phụ khoẻ mạnh, thai nhi phát triển tốt mà còn để phòng ngừa và ngăn chặn các biến chứng của tiền sản giật. 

Selenium: Hầu hết các phụ nữ mang thai chỉ quan tâm đến chất dinh dưỡng, vitamin, nhưng quên đi các khoáng chất như selen và đồng. Thiếu hụt selen là một nguyên nhân chính của bệnh tiền sản giật. Vì vậy, phụ nữ có nguy cơ tiền sản giật nên duy trì đủ lượng selenium (dư thừa có thể gây nguy hiểm) để ngăn ngừa bệnh. Nguồn thực phẩm chứa selen bao gồm các loại hạt Brazil, thịt nội tạng, cá ngừ, một số hải sản có vỏ, trứng và ngũ cốc. 

Magiê: Theo tính toán của các nhà khoa học, tỷ lệ magiê hợp lý cho thai phụ là khoảng 6mg/kg trọng lượng cơ thể. Magiê có nhiều trong các loại rau xanh, chứa nhiều chất diệp lục, trong lúa mỳ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu (đỗ), thịt, hải sản... Ngoài ra, các sản phẩm từ sữa bò, chocolate cũng chứa một lượng magiê vừa phải. Khi theo thức ăn vào cơ thể, thường chỉ khoảng 30 - 40% lượng magiê được hấp thu và vitamin D3 là chất có tác dụng giúp cơ thể hấp thu magiê tốt hơn. Magie cũng rất có lợi cho các trường hợp bị đau đầu và chuột rút ở chân khi mang thai.

Canxi: Có nhiều canxi trong chế độ ăn uống không chỉ giúp thai nhi có đủ canxi cho phát triển xương và răng mà còn giúp giảm nguy cơ huyết áp cao cho mẹ. Đặc biệt, chế độ ăn uống giàu canxi có thể giúp giảm nguy cơ phát triển chứng tiền sản giật trong thời kỳ và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh cho mẹ và bé. Nguồn thực phẩm dồi dào canxi bao gồm: Thịt bò (nên ăn điều độ để tránh thừa cholesterol); súp lơ xanh; sữa (nên uống khoảng 1 - 2 cốc sữa mỗi ngày) và sữa chua; nước cam (nên uống hàng ngày vì nước cam còn chứa nhiều vitamin C); tôm, cua (hàm lượng canxi rất cao); rau xanh (còn chứa nhiều chất xơ); ngũ cốc (bao gồm cơm, bánh mỳ, bột mỳ, mỳ ý); trứng (nhiều protein); cá hồi, cá thu (vì chúng có lượng thủy ngân cao nên thai phụ chỉ nên ăn một bữa/tuần)...

Vitamin D: Nghiên cứu cho thấy, thai phụ thiếu hụt vitamin D trong giai đoạn đầu thai kỳ có nguy cơ mắc tiền sản giật cao gấp 5 lần. Hầu hết vitamin D được cung cấp qua da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhưng cũng có thể nhận được từ thức ăn: Dầu cá, trứng và nấm, bơ thực vật, dầu và ngũ cốc, sữa (không béo) hoặc sữa đậu nành, các sản phẩm từ sữa như pho mát và sữa chua 

Vitamin C: Các chuyên gia điều tra ẩm thực đã tiến hành điều tra đối với hơn 100 phụ nữ có thai mạnh khoẻ và phụ nữ có thai mắc bệnh tiền sản giật. Kết quả phát hiện ra rằng, những thai phụ mỗi ngày dung nạp khá ít vitamin C từ thực phẩm thì mức vitamin C trong máu cũng rất thấp, tỷ lệ phát sinh ra tiền sản giật ở họ cũng cao gấp 2 - 3 lần so với thai phụ mạnh khoẻ. Vì vậy, phụ nữ trong thời kỳ thai nghén nên chú ý dung nạp nhiều hoa quả tươi và rau xanh hàm chứa vitamin C, lượng dung nạp mỗi ngày không ít hơn 85mg.

Vitamin B, axit folic: Nghiên cứu cho thấy, uống vitamin tổng hợp axit folic có thể làm giảm nguy cơ phát triển chứng tiền sản giật. Một chế độ ăn uống giàu axit folic cũng được cho là giúp ngăn ngừa tiền sản giật. Thực phẩm giàu axit folic bao gồm bông cải xanh, rau bina, cải xoăn và măng tây. 

Vitamin E: Ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin C và E cũng có thể giúp ngăn ngừa tiền sản giật. Những thực phẩm này bao gồm dưa đỏ, kiwi, ngũ cốc nguyên hạt, bắp cải, lòng đỏ trứng, hạt, cá mòi, cà chua và trái cây.

Theo Theo Kiến thức
MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.