7 vị thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường trong y học cổ truyền

Chè đắng, dây thìa canh, giảo cổ lam, hoàng kỳ, nghệ, ngũ vị tử... là những thảo dược hạ đường huyết, nâng đỡ tạng phủ cho người tiểu đường.

Chè đắng

Y học cổ truyền có nhiều vị thuốc có tác dụng chữa chứng tiêu khát, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Trong đó, phải kể đến cây chè đắng có tác dụng hạ đường máu, ngoài ra còn giảm cholesterol, giảm mỡ máu, giảm chứng cao huyết áp, chống oxy hóa và tăng cường lưu thông máu.

7 vị thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường trong y học cổ truyền ảnh 1 7 vị thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường trong y học cổ truyền.

Dây thìa canh

Dân gian cũng dùng dây thìa canh để hạ mức đường huyết cao. Thảo dược này làm giảm hấp thu glucose ở ruột; giảm tân tạo glucose tại gan; phục hồi tế bào beta ở đảo tụy, tăng sản xuất insulin; tăng khả năng sử dụng glucose ở mô, cơ.

Đối với mỡ máu, dây thìa canh tác động lên chuyển hóa lipid, làm tăng bài tiết cholesterol qua phân; giảm cholesterol toàn phần và tricglycerid trong máu.

Giảo cổ lam

Đường huyết cao thường kéo theo tình trạng rối loạn lipid máu. Theo thống kê, 70% người bệnh tiểu đường gặp vấn đề mỡ máu. Giảo cổ lam có thể ức chế cả hai căn bệnh này, dược liệu vừa có tác dụng giảm cholesterol trong máu, vừa giúp tăng tiết insulin và cải thiện độ nhạy cảm với insulin, nâng cao miễn dịch cho cơ thể.

Ngoài ra, hoạt chất saponin trong giảo cổ lam còn có tác dụng chống viêm, bảo vệ gan. Giảo cổ lam dùng các liều khác nhau có khả năng bảo tồn tế bào tiết insulin của tuyến tụy và.tiểu đảo Langerhans.

Hoàng kỳ

Đối với những bệnh nhân tiểu đường phải dùng thuốc lâu ngày, thận là tạng phủ liên quan cần được bảo vệ trước tiên. Hoàng kỳ có thể ngăn chặn bệnh thận do tiểu đường tiến triển, cải thiện chức năng thận, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh.

Mạch môn

Trong bệnh tiểu đường, mạch môn là thảo dược giúp phục hồi đảo Langerhans ở tụy. Nhờ vậy, cải thiện lượng insulin được tiết ra; tăng lượng dự trữ glycogen, nên làm giảm glucose trong máu.

Nghệ

Nhiều tài liệu dược lý ghi nhận rằng, nghệ có tác dụng tăng nhạy cảm của mô đích với insulin. Nghệ còn giúp phòng ngừa độc chất gây tổn thương trên gan. Nghệ có hoạt tính tiêu diệt gốc tự do, ức chế tế bào ung thư và nâng cao miễn dịch.

Ngũ vị tử

Một dược liệu khác cũng có tác dụng cải thiện rõ độ nhạy cảm của insulin, đó là ngũ vị tử. Vị thuốc này xuất hiện khá nhiều trong các bài thuốc Đông y dùng để bồi bổ cơ thể và cải thiện độ nhạy cảm insulin. 

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG