Không dùng đậu nghi ngờ mốc
Các mẹ nên chú ý khi mua hạt đậu nành ở chợ phải lựa chọn kỹ càng, chọn mua đậu mới để đảm bảo được hương vị. Tuyện đối không mua đậu để lâu có mùi ẩm mốc. Nếu có thể các mẹ có thể đặt mua đậu từ quê của hj hàng làm ra là ăn tâm nhất.
Không uống sữa đậu nành khi chưa đun sôi
Sữa đậu nành thường có hiện tượng sôi giải vì thế uống sữa đậu nành chưa sôi sẽ rất có hại cho cơ thể trẻ nhỏ thậm trí là ngộ độc. Do chất nành chưa chín kỹ sẽ tồn tại chất có hại saponin và chất dung môi protein chống dịch tụy.
Trẻ uống vào sẽ dễ bị trũng độc với triệu chứng: buồn nôn, đi ngoài, mệt mỏi. Khi đung sữa đậu nành cần phải đun sôi kỹ và mỏ vung để chất độc saponin bay hơi không còn nguy hại cho trẻ nhỏ.
Uống sữa đậu nành ngay sau khi chế biến
Sữa đậu 3-4 giờ sau khi chế biến thường sẽ bị mất đi giá trị dinh dưỡng và uống sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Không nên cho sữa đậu nành vào các loại bình, phích giữ nhiệt, vì vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm.
Không cho trẻ uống quá nhiều
Đậu nành rất giàu đạm, khi uống quá nhiều nó sẽ gây ra tính trạng khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy ở trẻ do đạm không được hấp thụ hết.
Không pha sữa đậu nành với đường đỏ
Khi uống đậu nành cùng đường đỏ các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic… có trong đường sẽ tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
Khi uống thuốc thì không nên uống sữu đậu nành
Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành.