ảnh minh họa
Tờ National Interest liệt kê dưới đây 5 hệ thống được coi là ‘xương sống’ của Không quân Mỹ và vẫn giữ được ưu thế dù tình huống khó lường xảy ra.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Boeing LGM-30G "Minuteman III"
Mặc dù lá chắn tên lửa chiến lược giờ không còn nổi bật như hồi cuối Chiến tranh Lạnh, nhưng nhiệm vụ của hệ thống này vẫn được coi là quan trọng bậc nhất cho không quân.
Xương sống của lá chắn hạt nhân của Mỹ vẫn là loại LGM-30G Minuteman III, có từ thời những năm 1960. Phiên bản hiện tại có thể mang theo một khối lượng vũ khí 300 kiloton.
B-2 Spirit của Northrop Grumman
Không quân Mỹ hiện có phi đội gồm 20 máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 Spirit, có khả năng tấn công tầm xa. Không có máy bay nào trong kho của Không quân Mỹ có thể cất cánh từ nước Mỹ và không kích các mục tiêu ở cách đó nửa vòng trái đất, bên trong không phận đang có giao tranh.
Tầm bay của B-2 là khoảng 6.000 hải lý mà không cần tiếp liệu, còn nếu được tiếp liệu trên không, tầm bay sẽ đạt tới khoảng 10.000 hải lý.
B-2 được thiết kế để có thể bay vào trung tâm của Liên Xô và thả bom nhiệt hạch, nếu như có một cuộc chiến nổ ra.
F-22 Raptor của Lockheed Martin
Bay cao và nhanh, F-22 Raptor được cho là máy bay chiến đấu có ưu thế trội nhất hiện có.
F-22 có tốc độ bay siêu thanh, vượt xa mức tốc độ Mach 1.8, với độ cao trên 60.000 feet. Raptor là sự kết hợp của tốc độ, độ cao, tàng hình và cảm biến mạnh, nhờ đó nó trở thành một thứ vũ khí chết người.
Không quân Mỹ có 186 chiếc Raptor – tức là chỉ hơn một nửa số máy bay mà họ cần. Trong đó, chỉ có 120 chiếc là sẵn sàng chiến đấu.
F-15E Strike Eagle của Boeing
F-15E Strike Eagle là một sát thủ hạng nặng tầm xa của Không quân Mỹ. Hiện, Không quân Mỹ có 213 chiếc F-15E.
Strike Eagle là phiên bản máy bay tấn công, có tầm bay xa và sức chứa lớn hơn nhiều so với các máy bay chiến đấu khác cùng loại của Mỹ.
F-15E sẽ còn tiếp tục phục vụ trong Không quân Mỹ cho tới những năm 2030, Ban đầu, Không quân Mỹ hy vọng thay thế chiếc Strike Eagle bằng phiên bản F-22 Raptor, nhưng kế hoạch này phá sản sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates hủy chương trình.
Boeing KC-135
Điều làm nên tính độc nhất của Không quân Mỹ chính là khả năng tấn công mọi mục tiêu trên khắp toàn cầu. Máy bay tiếp liệu trên không KC-135 chính là thứ vũ khí giúp cho Mỹ thực hiện các nhiệm vụ này.
Không chỉ với không quân, mà các lực lượng của hải quân và thủy quân lục chiến đều phụ thuộc vào các máy bay không vận ‘cánh to’ này.
Chiếc KC-135 đã rất cũ, và cần được thay thế khẩn cấp. Phiên bản KC-46 được cho là sẽ thay thế phi đội KC-135.