Đại pháo Thổ Nhĩ Kỳ
Khẩu Đại pháo Thổ Nhĩ Kỳ.
Sự ra đời của khẩu pháo này giúp Đế quốc Ottoman đánh sập những thành trì kiên cố của đối phương khi họ chinh phạt các vùng lãnh thổ mới. Năm 1453, quân đội Ottoman lần đầu sử dụng đại pháo để hạ thành Constantinople của Đế quốc Byzantine, đối thủ từng khiến họ phải lùi bước trong lần bao vây trước đó.
Khẩu pháo là tác phẩm của Orman - một giáo sĩ người Hungari. Ban đầu, ông ta đề nghị đế quốc Byzantine mua nó nhưng họ từ chối. Khi bức tường thành Constantinople sập xuống, người Byzantine đã nhận ra giá trị của thứ mà họ coi thường. Chiến thắng dẫn tới sự lớn mạnh của người Ottoman, góp phần làm thay đổi lịch sử vùng Địa Trung Hải, châu Âu và cả thế giới.
Pháo da Thụy Điển
Thiết kế độc đáo giúp khẩu pháo đủ nhẹ để hai người lính có thể kéo nó tới các vị trí khác. Ở thời điểm đó, những khẩu pháo khác đều rất nặng nên buộc phải nằm tại chỗ khi tham chiến. Pháo da không thể mang lại lợi thế vượt trội cho quân đội Thụy Điển nhưng nó mở ra khái niệm pháo di động trong chiến đấu, giúp các chiến thuật trở nên linh hoạt hơn.
Khẩu French 75
Tuy nhiên, điểm yếu của French 75 lộ rõ trong Thế chiến I khi chúng trở nên bất lực trước chiến hào của đối phương. Năm 1918, những khẩu pháo loại này được cải tiến để bắn loại đoạn chứa khí độc. Sau đó, chúng được gắn trên xe tải để chống máy bay hoặc vũ khí của xe tăng Saint-Chamond năm 1918. French 75 được coi là khẩu pháo hiện đại đầu tiên trên thế giới.
Khẩu German 88
Do ra đời nhằm mục tiêu bắn máy bay, khẩu pháo sở hữu khả năng bắn nhanh và ổn định. Thước ngắm của nó rất chính xác giúp tăng hiệu quả diệt mục tiêu. Người Anh cũng sở hữu một khẩu súng phòng không ưu việt, có đủ tố chất trở thành sát thủ xe tăng, nhưng họ không dùng chúng cho mục đích này.
G-5 của Nam Phi
G-5 có khả năng bắn xa tối đa 50 km với vận tốc đạn rời nòng đạt 897 m/s. Tốc độ bắn tối đa của pháo đạt 3 viên/phút với kíp chiến đấu gồm 8 người. Quân đội Iraq dưới thời Saddam Hussein từng sử dụng G-5 chống lại Iran trong cuộc chiến từ năm 1980 đến năm 1988.