5 dấu hiệu bất thường cảnh báo cơ thể thiếu vitamin

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TPO - Bạn có biết rằng một chế độ ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn cũng có thể là một trong những thủ phạm chính gây thiếu vitamin nghiêm trọng.

Hầu hết sự thiếu hụt này được giải quyết bằng việc điều chỉnh chế độ ăn hoặc ăn các thực phẩm giàu vitamin và protein như: thịt gia cầm, thịt cừu, cá hồi, chuối, bông cải xanh, đậu đỏ, măng tây, súp lơ, bắp cải và các loại rau lá xanh...Trong trường hợp chế độ ăn uống không cải thiện được sự thiếu hụt này cần phải đi khám và có thể phải bổ sung bằng thuốc. Vì vậy, hãy tự mình lắng nghe cơ thể và chú ý các dấu hiệu như mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, da tái nhợt, rối loạn nhịp tim…đó là những dấu hiệu cảnh báo thiếu vitamin bất thường.

- Dấu hiệu 1:

Có những nốt đỏ và trắng như mụn trứng cá trên má, cánh tay, đùi và mông.

Thiếu hụt: Có thể suy giảm axít béo thiết yếu và các vitamin A, D.

Cách khắc phục: Tắm nắng buổi sáng mà không bôi kem dưỡng giúp tăng cường hấp thu vitamin. Nên ăn cá hồi và cá mòi, trứng và các sản phẩm làm từ sữa, các loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó, hạt lanh đều trong bữa ăn hàng ngày của gia đình bạn. Ngoài ra, nên ăn nhiều rau lá xanh, đu đủ và củ quả có màu vàng tươi như cà rốt, khoai lang và ớt giúp cung cấp beta-carotene, tiền chất vitamin A, cơ thể bạn sẽ dễ dàng hấp thu được các chất dinh dưỡng quan trọng.

- Dấu hiệu 2:

Ngứa ran, đau nhói và tê ở bàn tay, bàn chân hoặc toàn thân.

Thiếu hụt: Có thể thiếu vitamin B như B9, B6, B12. Thiếu vitamin B liên quan trực tiếp đến các dây thần kinh ngoại vi gây ảnh hưởng da. Những triệu chứng có thể đi kèm là lo âu, trầm cảm, thiếu máu, mệt mỏi và mất cân bằng hormon.

Cách khắc phục: Bạn có thể bổ sung các vitamin nhóm B chủ yếu qua chế độ ăn nên chọn gạo lứt, kê, mầm lúa mì, các loại hạt, gạo lứt nảy mầm. Ngoài ra cần bổ sung thêm nhóm thực phẩm giàu protein và rau xanh như trứng, thịt gà, thịt cừu, cá hồi, chuối, bông cải xanh, đậu đỏ, măng tây, súp lơ, bắp cải và các loại rau lá xanh.

- Dấu hiệu 3:

Lở miệng

Thiếu hụt: Có thể suy giảm sắt, kẽm và vitamin B như niacin (B3), riboflavin (B2), và vitamin B12. Sự thiếu hụt này phổ biến hơn ở những người ăn chay và ăn kiêng quá mức.

Cách khắc phục: Nên ăn nhiều thịt gia cầm, cá hồi, cá ngừ, trứng, cà chua, đậu phộng, đậu lăng. Hấp thu chất sắt bằng cách tăng cường vitamin C, giúp chống nhiễm khuẩn, dó đó nên kết hợp ăn cùng với bông cải xanh, cải xoăn, súp lơ, ớt chuông đỏ và các thực phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai và bơ.

- Dấu hiệu 4:

Chuột rút và đau nhói ở ngón chân, bắp chân, gan bàn chân, lưng và hai chân.

Thiếu hụt: Bị thiếu magiê, canxi và kali bạn sẽ thường xuyên gặp các dấu hiệu trên và nếu bạn đang tập luyện hàng ngày có thể sẽ suy giảm nhiều khoáng chất (vì các vitamin B tan trong nước) qua mồ hôi.

Cách khắc phục: Để bù lượng kali cho cơ thể bạn có thể bổ sung cam, chuối, lạc, đậu, nước dừa trong chế độ ăn mỗi ngày bằng cách ăn rau lá xanh và đậu tương. Ngoài ra nên bổ sung canxi bằng cách ăn quả sung, cà rốt, nho khô, gạo nâu và các loại hạt.

- Dấu hiệu 5:

Da mẩn đỏ, có vảy và phát ban trên mặt và rụng nhiều tóc

5 dấu hiệu bất thường cảnh báo cơ thể thiếu vitamin ảnh 1

Ảnh minh họa

Thiếu hụt: Có thể suy giảm Biotin (B7), nguyên nhân chính gây rụng tóc. Cơ thể bạn chỉ tích trữ các vitamin tan trong chất béo như vitamin (A, D, E, K) chứ không tích trữ vitamin B tan trong nước. Ngoài ra, ăn trứng sống dễ làm bạn bị thiếu hụt vitamin này vì protein trong trứng sống có chất avidin ức chế khả năng của cơ thể hấp thụ biotin.

Cách khắc phục: Nên ăn trứng nấu chín (khi nấu chín sẽ làm vô hiệu hóa avidin giúptrị táo bón). Ngoài ra nên ăn bổ sung thêm cá hồi, bơ, nấm, súp lơ, đậu nành, các loại hạt, và chuối cho các bữa ăn hàng ngày giúp khắc phục hiệu quả.

MỚI - NÓNG