21 nghìn hộ gia đình Đà Nẵng thực hiện phân loại, tái chế rác

Trong khuôn khổ dự án Đại dương không nhựa, 21 nghìn hộ gia đình Đà Nẵng thực hiện phân loại, tái chế rác. Ngoài ra, Dự án cũng tổ chức nhiều hoạt động thu gom rác thải nhựa trên bờ biển, đổi rác lấy cây hoặc các vật dụng thân thiện với môi trường...
Trong khuôn khổ dự án Đại dương không nhựa, 21 nghìn hộ gia đình Đà Nẵng thực hiện phân loại, tái chế rác. Ngoài ra, Dự án cũng tổ chức nhiều hoạt động thu gom rác thải nhựa trên bờ biển, đổi rác lấy cây hoặc các vật dụng thân thiện với môi trường...
TPO - Qua 1 năm triển khai Dự án Đại dương không nhựa tại Đà Nẵng, 21 nghìn hộ gia đình đã thực hiện mô hình giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái chế rác thải, thu gom được 7690kg rác thải nhựa, gần 193 nghìn lon kim loại, hơn 14 nghìn kg giấy bìa, hơn 4000kg rác tài nguyên.

Sáng 18/5, Trung tâm Nghiên cứu môi trường (CECR), Sở TN&MT và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức tổng kết dự án Dự án đại dương không nhựa tại Đà Nẵng.

Tái chế rác thải là một trong những mục tiêu quan trọng trong Chiến lược quản lý rác thải rắn ở Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Dự án đại dương không nhựa được triển khai tại Đà Nẵng từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2019 với mục tiêu nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi thực hành tái chế rác thải tại nguồn dựa vào cộng đồng, giữ biển không bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa.

Dự án được triển khai trên địa bàn quận Thanh Khê và Sơn Trà, xây dựng 124 mô hình tái chế rác được triển khai ở khu dân cư, 15 sáng kiến về giảm thiểu, phân loại tái chế rác tại các chi đoàn, 25 sáng kiến trường học chống rác thải nhựa, 77 thuyền tại âu thuyền Thọ Quang kí cam kết không xả rác thải nhựa xuống biển...

21 nghìn hộ gia đình Đà Nẵng thực hiện phân loại, tái chế rác ảnh 1 Đại diện Thành đoàn, Hội Phụ nữ, Cảng cá thọ Quang chia sẻ về hiệu quả của các mô hình, hoạt động được triển khai trong khuôn khổ Dự án Đại dương không nhựa

Theo bà Nguyễn Ngọc Lý, Giám đốc CECR, Việt Nam là 1 trong 5 nước không quản lý rác thải nhựa, thông qua những chương trình nâng cao nhận thức, CECR mong muốn sẽ tạo ra thói quen phân loại, tái chế rác trong cộng đồng.

“Để tổ chức thành công mô hình chuỗi tái chế rác thải, chúng ta cần phải huy động được sự tham gia của tất cả các bên liên quan và xác định rõ vai trò của từng bên. Trong đó, phụ nữ đóng vai trò tiên phong trong tất cả các khâu của chuỗi, cần trao quyền và hỗ trợ phụ nữ nhằm phát huy tính tiên phong trong thu gom và tái chế rác thải nhựa”, bà Lý nhấn mạnh.

Ông Đinh Quang Cường, Phó GĐ Sở TN&MT Đà Nẵng, nhận định: Qua 1 năm triển khai, Dự án đại dương không nhựa đã thay đổi tích cực nhận thức của người dân, duy trì những mô hình tái chế rác hiệu quả, đem lại những lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường ban đầu.

“Đà Nẵng triển khai rất nhiều hoạt động để hạn chế rác thải nhựa như sử dụng chai thủy tinh thay chai nhựa trong các cuộc họp, hạn chế sử dụng túi ni lông, hạn chế thải rác thải nhựa ra biển... Hi vọng trong thời gian tới, những mô hình tái chế rác thải sẽ tiếp tục được duy trì và lan tỏa ra cộng đồng”, ông Cường nói.

MỚI - NÓNG