1001 thắc mắc: Sao Hỏa có mùi như thế nào? Đá từ sao hỏa quý ra sao?

1001 thắc mắc: Sao Hỏa có mùi như thế nào? Đá từ sao hỏa quý ra sao?
TPO - Sao hỏa chứa đầy các hợp chất lưu huỳnh, axit, magiê, sắt và clo. Tất cả đều được chiếu dưới ánh nắng cực mạnh và bọc trong một bầu không khí giàu CO2. Nhưng một hỗn hợp kì lạ này sẽ tạo ra những phản ứng phức tạp gì và có mùi như thế nào?

Sao Hỏa có mùi ngọt như phấn hoa trộn lưu huỳnh

Bằng cách tái lập theo các thông số từ sao Hỏa được gửi về, các nhà khoa học đang cố gắng phối trộn lại để có thể ngửi được mùi của sao Hỏa ở ngay Trái Đất. Công nghệ này tương tự như kĩ thuật được áp dụng trong ngành công nghiệp chế tạo nước hoa.

Phương pháp này sẽ tập hợp các phân tử thu thập được. Sau đó mẫu hợp chất này sẽ được đưa vào phòng thí nghiệm và tiếp tục được phân tích bằng quang phổ. Kết quả thu được sẽ giúp chúng ta tổng hợp để tạo ra mùi hương bắt chước mùi của các phân tử đầu vào.

Các sứ mệnh không gian trong tương lai sẽ mang những thiết bị công nghệ chuyên dụng giúp đọc quang phổ của khí quyển sao Hỏa. Sau đó những thiết bị này sẽ truyền thông tin thu thập được trở lại trái đất và các chuyên gia hàng đầu trong ngành sản xuất nước hoa sẽ lo phần còn lại.

Các tập đoàn sản xuất hương thơm đang cực kì hứng thú với ý tưởng này. Họ dự đoán rằng, mùi hương của sao Hỏa sẽ trở thành một xu thế hàng đầu của những người sành điệu. Nó sẽ khiến bạn có cảm giác như đang sống trong tương lai, kỷ nguyên khai phá không gian vũ trụ và định cư ở những hành tinh khác", theo lời của Anna Morris, phát ngôn viên của NASA cho biết.

Các chuyên gia nghi ngờ rằng sao Hỏa sẽ có mùi hơi chát. Mùi này sẽ tương tự như mùi phấn hoa ngọt ngào trộn chung với lưu huỳnh. Các cư dân sinh sống trên hành tinh đỏ vào 30 đến 40 năm sau sẽ phải học cách làm quen và sống chung với thứ mùi kì quặc này.

Đá từ sao Hỏa giá trị như thế nào?

Từ trước tới nay, chưa có tàu thăm dò sao Hỏa nào mang đá về trái đất, nhưng nhiều cục đá từ Hành tinh Đỏ đã xuất hiện trên thị trường và được bán với giá rất cao.

1001 thắc mắc: Sao Hỏa có mùi như thế nào? Đá từ sao hỏa quý ra sao? ảnh 1 Một cục đá sao Hỏa đen bóng có giá hàng chục ngàn USD.

Một giả thuyết cho rằng vài triệu năm trước một vật thể lớn đâm trúng sao Hỏa khiến vật chất của hành tinh đỏ văng ra khắp nơi trong hệ Mặt Trời. Sau một hành trình dài trong vũ trụ, một số thiên thạch từ sao Hỏa lao vào bầu khí quyển trái đất và vỡ thành nhiều mảnh. Phần lớn đá từ sao Hỏa rơi xuống Nam Cực hoặc các sa mạc.

Một cục đá sao Hỏa đen bóng, nhỏ tới mức có thể nằm gọn trong lòng bàn tay đã được bán với giá 43.750 USD (hơn 900 triệu đồng). Hòn đá này là một phần của thiên thạch Tissint - trông như một quả bóng lửa khi rơi xuống vùng sa mạc Tissint (Marốc) vào ngày 18/7/2011.

Một số chuyên gia ước tính còn khoảng 2,3kg thiên thạch sao Hỏa vẫn đang được bán trên thị trường, trong đó có mảnh to nhất, nặng 1,3kg. Trước đó, một mảnh nhỏ hơn (46gr) có màu than cốc, là một trong số các mảnh được hãng đấu giá Heritage Auction giao bán hôm 20/5, cùng với một mảnh nhỏ khác của thiên thạch khổng lồ được phát hiện năm 1902 ở Williamette, bang Oregon (Mỹ), từng được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ. Ngoài ra còn có nhiều mảnh thiên thạch từ mặt trăng và thiên thạch pallasite chứa khoáng chất quỹ peridot cũng được bán đấu giá.

Nếu tính cả thiên thạch tại Marốc thì loài người mới chỉ phát hiện 5 thiên thạch từ sao Hỏa trên hành tinh. Trước đó người ta thấy thiên thạch từ sao Hỏa rơi xuống tại Pháp vào năm 1815, tại Ấn Độ vào năm 1865, tại Ai Cập vào năm 1911 và tại Nigeria vào năm 1962. Tổng khối lượng những thiên thạch từ sao Hỏa trên trái đất là 110kg. Chúng là loại đá hiếm nhất trên hành tinh nên có giá trị lớn hơn cả vàng.

Phi hành gia lên sao Hỏa phải mang… kính bơi?

Hiện có tới 75% phi hành gia cho rằng họ thường gặp các vấn đề về mắt khi ở trong không gian, trong đó có không giữ được tầm nhìn và độ sắc nét. Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết nguyên nhân chủ yếu nằm ở việc thay đổi áp lực lên mắt giữa mặt đất và không gian, từ đó có thể dẫn đến một loạt các vấn đề thị lực, chẳng hạn như tình trạng "đốm bông" với những đốm trắng trên võng mạc, hay tình trạng sưng dây thần kinh thị giác. nhóm nghiên cứu từ Trung tâm không gian Johnson của NASA đã thực hiện thí nghiệm trên 20 người, trong đó 10 người đeo kính bơi, 10 người không đeo, sau đó cả 2 nhóm cùng thực hiện những bài tập mô phỏng tác động vật lý ở ngoài không gian. Kết quả thí nghiệm cho thấy kính bơi giúp tăng áp lực cho vùng gia quanh mắt, hay tăng áp lực chất lỏng bên trong mắt. Từ đó, mắt sẽ được bảo vệ tốt hơn, duy trì độ xa và sắc nét hơn. 

MỚI - NÓNG