Ngoài khơi bờ biển phía nam Tây Australia là một chuỗi hòn đảo có tên Recherche. Middle là hòn đảo lớn nhất, vùng đất tự nhiên không có người ở được bao phủ bởi những cánh rừng bạch đàn dày đặc.
Quần đảo này lần đầu xuất hiện trên bản đồ nhờ nhà thám hiểm người Anh tên Matthew Flinders. Tháng 1/1802, thuyền trưởng Flinders cập bờ và leo đến đỉnh cao nhất của hòn đảo, nơi sau này mang tên của ông (Flinders Peak).
Khám phá hòn đảo, Flinders ngạc nhiên khi thấy "một hồ nhỏ màu hồng" ở phía đông bắc, ông ghi lại trong nhật ký hành trình của mình.
Nhà thám hiểm đã đặt tên cho hồ là William Hillier, tên của một thuyền viên qua đời vì bệnh lỵ khi tàu vừa cập bến đảo Middle. Sau khi kiểm tra, các thuyền viên phát hiện ra nước hồ có độ mặn cao tương đương với Biển Chết, và họ có thể thu hoạch muối từ bờ hồ.
Màu hồng của hồ Hillier đậm đến mức nếu ai đó múc một cốc nước thì nước trong cốc vẫn có màu hồng.
Màu hồng của Hồ Hillier thấy rõ nhất từ trên cao, nơi màu hồng tương phản mạnh mẽ với màu xanh của những cánh rừng xung quanh. Nếu đi dưới đất đất liền, du khách thường bị lạc và hay than phiền rằng ở dưới đất màu hồng nhìn không rõ như trên cao.
Trước đó, một số nhà khoa học cho rằng màu sắc này do tảo hoặc do hàm lượng muối tại hồ ở ngưỡng cao hơn bình thường. Tuy nhiên, khi phân tích DNA mẫu nước tại hồ thì kết quả cho thấy có khoảng 10 loại vi khuẩn ưa muối và một lượng lớn chủng loại tảo dơn bào Dunaliella đều mang sắc tố đỏ và hồng.
Nhưng trong số đó lại có 33% số lượng ADN được xác định thuộc về loài vi khuẩn chứa carrotene mang sắc tố của màu cà rốt có tên Salinibacter ruber. Như vậy, chính vi khuẩn mới là yếu tố then chốt để tạo ra màu sắc đặc trưng của hồ Hiller chứ không phải loài tảo như đã phỏng đoán.
Không thể bơi nổi trên hồ Hillier
Cũng giống như Biển Chết, không ai có thể bơi được ở hồ Hillier bởi nồng độ muối cao hơn hẳn các hồ nước thông thường. Vì vậy, nếu chẳng may chúng ta có rơi xuống mặt hồ thì cơ thể của chúng ta cũng sẽ được "nâng" lên bề mặt mà không có chút hiểm nguy nào. Để tham quan hồ Hillier, bạn chỉ có thể di chuyển bằng trực thăng.
Hồ Hồng Hạc Nakuru là một trong 3 hồ liền nhau tại tỉnh Rift Valley của Kenya. Hồ nước mặn này nằm ở độ cao 1.754 m so với mực nước biển. Tại đây có hàng triệu chim hồng hạc sinh sống. Trong hồ có nguồn tảo rất phong phú và đa dạng là lý do loài chim quý và tuyệt đẹp này ở lại làm tổ. Đây là một trong ba địa điểm trên thế giới có thể thưởng ngoạn được cảnh tượng có một không hai.
Hồ Gjende (Na Uy) có độ dài 18 km (11 dặm). Xung quanh mặt hồ được bao bọc bởi những ngọn núi cao dựng đứng. Khung cảnh tại đây mang màu xanh lục bảo của cây cối, thiên nhiên và màu xanh ngọc từ mặt hồ trong vắt.
Hồ nước nóng Boiling (Dominica) nằm ở độ cao 762 m so với mực nước biển. Du khách đến đây không thể bơi lội hay lướt sóng vì nhiệt độ luôn ở mức 800-950 độ C. Bạn chỉ có thể ngâm mình quanh ven hồ, nơi nhiệt độ dịu hơn nhiều. Từ xa, những làn khói nước trắng xóa bốc hơi xung quanh hồ Boiling sẽ khiến bạn ngây ngất.
Hồ Kelimutu (Indonesia) là hồ có 3 ba màu nằm trên miệng núi lửa Moni thuộc vườn quốc gia trên đảo Flores. Đây là dãy hồ gồm 3 hồ nước có màu đỏ, xanh lá và xanh dương. Qua mỗi mùa trong năm, Kelimutu còn có khả năng đổi màu độc đáo.
7 hồ nước độc đáo trên thế giới. Clip nguồn youtube.