1 tỷ cây xanh được trồng ra sao?

0:00 / 0:00
0:00
Theo các chuyên gia, việc trồng cây xanh cần phải tính đến việc duy trì và phát triển sau khi trồng
Theo các chuyên gia, việc trồng cây xanh cần phải tính đến việc duy trì và phát triển sau khi trồng
TP - Theo các chuyên gia, trong bối cảnh tỷ lệ cây xanh ở đô thị ở Việt Nam còn thấp, đề án trồng 1 tỷ cây xanh cần hướng tới việc thay đổi diện mạo ở khu vực này.

Năm 2021: Trồng 120 triệu cây

Trao đổi với Tiền Phong, ông Triệu Văn Lực, Vụ trưởng Vụ phát triển rừng (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong 1 tỷ cây xanh dự kiến trồng trong giai đoạn 2020-2025 sẽ có 690 triệu cây xanh trồng phân tán ở các khu đô thị và vùng nông thôn; 310 triệu cây xanh trồng tập trung trong rừng phòng hộ và rừng trồng sản xuất cây gỗ lớn.

Đối với khu vực đô thị, theo ông Lực, đề án sẽ trồng cây xanh phân tán ở các đường phố, công viên, vườn hoa, quảng trường và các khu vực công cộng... Ở khu vực nông thôn sẽ trồng trên đất vườn, hành lang giao thông, ven sông, kênh mương, bờ đồng, nương rẫy, khu cụm công nghiệp, khu chế xuất, đồng thời kết hợp trồng phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp…

Về tiến độ triển khai, Vụ trưởng Vụ phát triển rừng cho biết, năm 2020 cả nước trồng được khoảng 80 triệu cây xanh nên trong năm 2021, khi triển khai đề án sẽ đặt mục tiêu trồng 120 triệu cây. Từ năm 2022-2025, mỗi năm sẽ trồng 204,5 triệu cây.

“Nguồn kinh phí, đề án chủ yếu huy động xã hội hóa đối với cây trồng ở khu vực đô thị và nông thôn. Còn trồng rừng đặc dụng, sẽ từ ngân sách Nhà nước. Bộ NN&PTNT đang hoàn tất những nội dung góp ý cuối cùng của các bộ, ngành để trình Thủ tướng. Dự kiến trong vài ngày tới, Thủ tướng sẽ chính thức phê duyệt đề án”, ông Lực cho hay.

Giao trách nhiệm cho các địa phương

Theo các chuyên gia, hiện tỷ lệ diện tích đất dành cho cây xanh ở đô thị Việt Nam còn rất thấp. Tại Hà Nội và TPHCM, con số này chỉ đạt khoảng 2-3 m2/người, không đạt quy chuẩn và chỉ bằng 1/5-1/10 chỉ tiêu cây xanh của các thành phố tiên tiến trên thế giới. Trong khi ở các thành phố, mật độ dân số đông và mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng nghiêm trọng. Do vậy, với đề án trồng 1 tỷ cây xanh, cần nâng cao tỷ lệ cây xanh ở khu vực đô thị lớn, hướng đến một môi trường xanh, phát triển bền vững.

Tuy nhiên, trong đề án số lượng trồng cây xanh ở khu vực các thành phố lớn khá ít, chẳng hạn ở Hà Nội khoảng 4,3 triệu cây, TPHCM khoảng 4,1 triệu cây, Đà Nẵng khoảng 8,7 triệu cây, Đồng Nai 7,4 triệu cây…Trong khi nhiều địa phương có mức độ dân số thấp hơn, duy trì ở mức cao như Bắc Giang 20 triệu cây, Thái Nguyên 25 triệu cây, Yên Bái 30 triệu cây…

Ông Trần Quang Bảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp thừa nhận ở Việt Nam, tỷ lệ cây xanh ở khu vực đô thị còn thấp hơn nhiều so với thế giới, là điểm yếu của các thành phố trong việc phát triển. “Trong đề án lần này, cũng sẽ đề xuất Bộ Xây dựng có kế hoạch quản lý và nâng dần tỷ lệ cây xanh đô thị/đầu người. Tùy theo loại đô thị, sẽ có mức tiêu chuẩn tương ứng. Việc này lâu nay chúng ta tách rời, nhưng giờ phải thực hiện đồng bộ. Mức tăng sẽ nâng lên dần. Đề án sẽ giao trách nhiệm cho các địa phương tìm những khu vực có công trình xây dựng, công viên, nơi ở… để bố trí quỹ đất”, ông Bảo cho hay.

Góp ý về việc trồng cây xanh ở khu vực đô thị, GS. TS Vũ Tiến Hinh, Viện Lâm nghiệp và Đa dạng sinh học nhiệt đới cho rằng, việc trồng cây xanh không chỉ yêu cầu tỷ lệ sống cao, mà còn phải tạo được diện mạo đẹp, đồng đều, phù hợp với từng tuyến đường, con phố.

Ông Triệu Văn Lực, Vụ trưởng Vụ phát triển rừng cho rằng, nguồn kinh phí của đề án phần lớn sẽ xã hội hóa, tuy nhiên mục tiêu phải trồng thành cây, chứ không phải theo phong trào, trồng cây để đếm xong là thôi. Sau khi Thủ tướng phê duyệt, bộ sẽ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, trong đó cụ thể hóa trách nhiệm của các địa phương và bộ ngành, Bộ NN&PTNT sẽ là đầu mối kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Theo ông Hinh, vấn đề quan trọng phải xác định trồng ở đâu, trồng cây gì phù hợp, chứ không phải vừa trồng xong lại đánh chuyển, thay thế gây tốn kém, lãng phí như một số vụ việc xảy ra vừa qua.

“Trước đây, các thành phố có thể chưa tính đến bài toán này nên giờ cần phải có quy hoạch. Cây trồng ở đô thị cũng có đặc điểm khác, phải nuôi dưỡng ở tầm nào đó chứ không phải cây ngắn ngày như ở khu vực khác. Ngoài ra, cần phải tính đến việc duy trì và phát triển những cây đó ra sao, kinh phí từ đâu, đơn vị nào quản lý, đánh giá hiệu quả sau khi trồng”, ông Hinh cho hay.

MỚI - NÓNG
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
TPO - Cơ quan chức năng cho biết trên xe ô tô lao xuống sông Đồng Nai chỉ có một nạn nhân nữ. Vị trí tìm thấy ô tô và nạn nhân thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, do đó địa phương này tiến hành thụ lý việc khám nghiệm. Sau khi hoàn tất sẽ làm thủ tục bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.