Sử dụng hiệu quả đất đai ở Tây Nguyên

Sử dụng hiệu quả đất đai ở Tây Nguyên
TP - Sáng 24-12, tại TP Buôn Ma Thuột, Tạp chí Cộng sản, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Tỉnh ủy Đăk Lăk phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học: “Sử dụng hiệu quả đất đai gắn với xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên”.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Tây Nguyên có diện tích tự nhiên 5,46 triệu ha, trong đó có gần 2 triệu ha đất nông nghiệp và 2,8 triệu ha đất lâm nghiệp, diện tích đất đỏ bazan chiếm 74% diện tích đất bazan của cả nước.

Do có điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp với việc phát triển cây công nghiệp, Tây Nguyên trở thành vùng chuyên cà phê, cao su, điều, hồ tiêu… lớn nhất cả nước.

Tuy nhiên, những năm qua, trong quản lý và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập: việc sử dụng đất đai một số nơi chưa thực sự hiệu quả, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai, sang nhượng đất trái phép, để đất đai hoang hóa còn xảy ra nhiều nơi; thiếu đất trong một số bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số…

Hiện nay, toàn vùng Tây Nguyên đang có hơn 80% người dân sống ở vùng nông thôn, nguồn thu chính chủ yếu dựa vào việc sử dụng tài nguyên đất đai.

Các đại biểu đều thống nhất: để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên đất của Tây Nguyên, cần tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả đất đai; gắn quản lý và sử dụng đất đai với việc hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách về giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; kịp thời ngăn chặn nạn phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp; giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai, tình trạng sang nhượng đất trái phép ngay từ cơ sở; thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Ưu tiên đầu tư bảo tồn biển để giữ gìn cho mai sau
Ưu tiên đầu tư bảo tồn biển để giữ gìn cho mai sau
TPO - Hệ thống các khu bảo tồn biển đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học, cung cấp nguồn lợi hải sản, cung cấp các dịch vụ quan trọng để phát triển kinh tế biển và là “cơ sở hạ tầng” tự nhiên chống đỡ thiên tai và biến đổi khí hậu. Đây cũng là yếu tố quan trọng gắn với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.