Độc đáo phiên chợ không mặc cả lúc rạng sáng

Rất nhiều bạn trẻ đứng đợi để xin chữ đầu năm. Ảnh: Nhã Phương.
Rất nhiều bạn trẻ đứng đợi để xin chữ đầu năm. Ảnh: Nhã Phương.
TP - Hằng năm, có hàng ngàn du khách xa gần đổ về chợ Đình để tham dự phiên chợ độc đáo có từ bao đời nay của người dân làng Bích La, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Phiên chợ độc đáo chỉ diễn ra duy nhất vào đêm mùng 2 rạng sáng mùng 3 Tết. Một phiên chợ không mặc cả gắn liền với truyền thuyết huyền bí khi lập làng.

Đánh thức thần Kim Quy

Làng Bích La được thành lập năm 1527, do một vị tướng thời Hậu Lê vào khai hóa. Đình làng cũng được lập từ đây để ghi nhớ công ơn lập làng cũng như thờ cúng các vị đỗ đạt cao của các dòng họ trong làng. Đây cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân trong vùng.

Tương truyền, phía trước đình có một hồ nước trong xanh, là nơi ngự ở của thần Kim Quy. Hằng năm, cứ vào mồng 3 Tết Nguyên đán, dân làng  lại đến dâng hương, hoa và xem thần hiển linh trên mặt hồ, coi đó như là điềm báo tốt lành cho một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn thịnh vượng. Nhưng rồi có một năm kia, thần Kim Quy không thức giấc, hồ nước trong đình làng trở màu vàng đục, năm đó thiên tai hoành hành, mùa màng thất bát.

Với mục đích cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, năm nay chợ Đình làng Bích La được chọn làm lễ hội đầu tiên khởi động cho chuỗi lễ hội của các tỉnh miền Trung năm 2015.

Thế là hằng năm vào rạng sáng mùng 3 Tết, nhân dân trong làng họp lại tổ chức lễ hội, ca hát nhảy múa để đánh thức thần Kim Quy nổi lên phù hộ cho làng. Từ đó, phiên chợ Đình làng Bích La được duy trì đều đặn đến nay và trở thành lễ hội văn hóa tâm linh độc đáo của người dân Triệu Phong.

Mỗi năm, chợ chỉ họp vào khuya mùng 2 rạng sáng mùng 3 Tết âm lịch, thu hút hàng trăm du khách và người dân trong vùng đến hái lộc cầu may đầu năm mới. Sau phần lễ và phần hội với các trò chơi dân gian đậm tính địa phương thì sẽ đến phần chợ. Người dân quanh vùng bày bán lộc đầu năm cho du khách thập phương với mong muốn mua may bán đắt cả năm.

Giá cao ngất cũng không mặc cả

Khác với các phiên chợ khác, tại chợ Đình chỉ bày bán sản vật địa phương như chè, mía, cau trầu… và tuyệt nhiên không ai mặc cả.

Một nhánh chè tươi còn ướt đẫm sương đêm có giá 10 ngàn đồng hay một bó rau thơm, bó cải non xanh mơn mởn giá 15-20 ngàn đồng không phải là sự lạ ở phiên chợ này. Người bán thì bán đi những sản vật tốt nhất, và tinh túy nhất của đất trời vào những ngày đầu năm. Họ bán đi những thành quả lao động của cả năm trời trên mảnh đất hương hỏa cha ông, cũng là báo cáo với tiền nhân những thành quả lao động trong năm. Cả người bán và người mua đều nở nụ cười thân thiện. Họ xem việc mua bán như trao lộc trả lộc cho cả năm sắp tới.

Cụ Nguyễn Thi một nghệ nhân làm tò he lâu năm, cho biết: “Năm nào tôi cũng có mặt ở chợ Đình để bán tò he. Mong muốn bán lộc, bán may đầu năm cho mọi người, cầu cho người mua có được may mắn, sung túc trong năm tới”.

Chợ Đình tan rất sớm, khoảng 5 giờ sáng, chợ đã vãn người. Phiên chợ đầu năm này gắn liền với văn hóa của vùng đất “địa linh nhân kiệt”, vì đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước như cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, danh họa nổi tiếng thế giới Lê Bá Đảng…

MỚI - NÓNG
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
TPO - Diễn biến khí tượng thực tế tại miền Bắc, Thủ đô Hà Nội trong ít ngày qua duy trì ở ngưỡng nhiệt trung bình cao trên 30 độ C, cảm nhận thực tế nóng oi vào nhiều thời điểm trong ngày. Bộ phận không khí lạnh đang di chuyển về phía Nam dự báo sẽ ảnh hưởng tới khu vực trong dịp đầu tuần (18/11), biến động hạ nhiệt có thể sẽ kéo dài ít ngày.
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
TPO - Chính quyền thành phố Đà Nẵng có kế hoạch di dời ga Đà Nẵng ra khỏi trung tâm để giảm thiểu ùn tắc giao thông, cải tạo cảnh quan. Theo kế hoạch di dời, phần ga hành khách của ga Đà Nẵng sẽ được dời về khu vực hồ Trung Nghĩa (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu).