Sai & 'xót'

Sai & 'xót'
TP - Có lẽ là “may” cho công chúng khi sai sót trong câu hỏi của cuộc thi đình đám Đường lên đỉnh Olympia đã được phát hiện sớm. Bởi nếu không, những người đang nghĩ rằng có “nghi án lộ đề” và phía ban tổ chức sẽ còn “lời qua tiếng lại” trên mặt báo.

> Chung kết 'Đường lên đỉnh Olympia' có câu hỏi sai
> VTV từng sửa sai trong 'Đường lên đỉnh Olympia'
 

Nhưng ra sai dữ liệu câu hỏi, rồi vẫn công nhận một trong số bốn đáp án là đúng thì rõ ràng khâu tổ chức của Đường lên đỉnh Olympia có vấn đề.

Mà đây được xem là cuộc thi có uy tín và thu hút sự quan tâm của công chúng. Các thí sinh đã vào được vòng chung kết đều phải thực sự có khả năng.

Nên tuy không phải là một cuộc thi trong khuôn khổ hệ thống khoa cử của Việt Nam, Đường lên đỉnh Olympia vẫn là mơ ước của biết bao học sinh phổ thông, bởi không chỉ vinh quang mà nó đem lại, còn đi kèm với giải thưởng có giá trị vật chất lớn và cơ hội du học.

Tuy nhiên, ngay cả ở cuộc thi như thế, với cả một ban cố vấn gồm toàn những chuyên gia uy tín trong ngành giáo dục-đào tạo mà khi xem lại toàn bộ câu hỏi của cuộc thi, như lời vị cố vấn toán học, không ai phát hiện ra sai sót thì quả là lạ.

Nhưng ngẫm lại, đâu chỉ có cuộc thi đỉnh cao, dành cho những học sinh xuất sắc như Đường lên đỉnh Olympia mới xảy ra sai sót.

Trong thời gian gần đây, báo chí liên tiếp nêu ra các sai sót liên quan đến giáo dục, thi thố.

Không thể tưởng tượng một cuốn sách tưởng chừng đơn giản như “Vở luyện tập Tiếng Việt 1” do NXB Đà Nẵng cấp phép ấn hành lại có những sai sót khó tin như “cây lêu” (cây nêu), “có dỗ”(có giỗ), “dỗ Tổ” (giỗ Tổ).

Dù tác giả là một nhà sư phạm có thâm niên, từng nhiều năm giảng dạy ở Đại học sư phạm Hà Nội và từng giữ chức vụ phó Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT).

Cũng mới đây thôi, ở Hải Phòng, trong đợt tuyển sinh vào lớp 10 THPT, nhiều học sinh đã không thể giải được một câu hỏi, không phải bởi nó khó quá mà chỉ đơn giản là các thầy cô “ưu tú” do ngành giáo dục Hải Phòng chọn để ra đề đã ra sai dữ liệu.

Ngạc nhiên hơn là đề tuy sai những vẫn được duyệt để mang ra cho học sinh làm. Nghĩa là người ra đề sai, hội đồng thẩm định đề thi, hoặc tắc trách, hoặc vì lý do nào đó (?) cũng phê duyệt sai.

Trong nền giáo dục mà thói quen giảng dạy một chiều, thầy đọc, trò chép vẫn phổ biến thì người thầy thường được coi là người phát ngôn của chân lý. Nhưng giờ các thầy cô cũng sai thì học sinh biết tin vào ai đây?

Quay trở lại chuyện Đường lên đỉnh Olympia. Giải quyết sao cho ổn đây cũng là cái khó, bởi việc đề ra sai, cho điểm sai đã được khẳng định thì Thân Ngọc Tĩnh (trường PT Năng khiếu ĐH Quốc gia TPHCM) đạt 240 điểm mới là người đoạt chức vô địch Đường lên đỉnh Olmypia năm nay (Đặng Thái Hoàng, đến từ trường THPT Hòn Gai, Quảng Ninh chỉ đạt 220 điểm nếu không được “tặng” 30 điểm từ câu hỏi ra sai).

Và phải trao vương miện cho Tĩnh mới là hợp tình, hợp lý. Nhưng đối với Hoàng, đây chắc chắn là một kỷ niệm buồn khó quên trong đời, dù em hoàn toàn không có lỗi.

Theo bạn, Đài Truyền hình Việt Nam nên giải quyết thế nào?
  •   Tổ chức lại cuộc thi
  •   Bỏ câu hỏi sai ở phần thi Tăng tốc
  •   Ý kiến khác
    
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG