Thăm nhà, phỏng vấn 'người rừng' phải trả 5 triệu đồng

Thăm nhà, phỏng vấn 'người rừng' phải trả 5 triệu đồng
TP - Giá một cuộc phỏng vấn “người rừng” ở Quảng Ngãi 500 ngàn - 1 triệu đồng! Dẫn vào thăm nhà “người rừng” 4 triệu đồng. “Người rừng” đang bị mang ra kinh doanh!?

> 'Người rừng' làm…showbiz !
> Cận cảnh đồ dùng tự tạo của cha con ‘người rừng’

Ông Lâm bày tài sản của cha con “người rừng” và hét giá khủng với mọi người
Ông Lâm bày tài sản của cha con “người rừng” và hét giá khủng với mọi người.

Huyện Tây Trà tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn xôn xao sau sự kiện cha con ông Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang sống gần 40 năm trong rừng và trở thành “người rừng”. Còn giờ đây, mọi người càng bất ngờ hơn khi cha con “người rừng” lập tức trở thành món hàng kinh doanh “độc” của người thân trong họ hàng.

Sáng 15/8, ông Hồ Minh Lâm, người cháu ruột của “người rừng” Hồ Văn Thanh đã tuyên bố trước đông đảo các nhà báo: “Hồi đầu tiên tôi cần nhà báo, bây giờ thì không cần nữa. Muốn phỏng vấn tôi nhà báo phải trả 500 ngàn, vài bữa nữa tăng lên 1 triệu đồng. Về “người rừng” chỉ mình tôi được nói!”.

Hiện, ông Thanh vẫn đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Tây Trà. Suốt ngày ông Lâm ngồi canh gác với ánh mắt dè chừng với mọi người qua lại. Nếu nhà báo muốn có hình ảnh ông Lâm ngồi cạnh “người rừng” để quay phim, chụp ảnh phải “nói chuyện tiền nong”. Còn không ông Lâm sẵn sàng tiếp đón bằng ánh mắt trừng trừng và phất tay. Ông già “người rừng” thỉnh thoảng liếc mắt sợ hãi nhìn người cháu như con gấu đang ngồi khuỳnh tay trước khu hành lang.

Sáng 15/8, một số nhà báo thực hiện một cuộc “ngã giá” ngoạn mục trước ông Lâm về việc dẫn đoàn lên thăm nơi ở của “người rừng”. Ban đầu ông Lâm hét giá 1,5 triệu đồng, rồi cố tình nấn ná, câu giờ để kéo dài thời gian. Sau đó, các nhà báo mới hiểu ra, lý do câu giờ để ông Lâm đòi thêm 1,5 triệu đồng nữa tức thành 3 triệu đồng. Quãng đường từ trung tâm huyện miền núi Tây Trà đến nơi ở của cha con “người rừng” đi bộ khoảng 4 giờ.

Một đồng bào trong xóm buồn rầu cho biết, “tôi mà dẫn nhà báo lên đó chỉ xin ngày công 100 ngàn đồng thôi, nếu nhà báo thương thì cho thêm 2 lít xăng nữa để đi. Thằng Lâm nó lấy nhiều tiền quá!”. Nói vậy, nhưng cuối cùng không ai dám dẫn đoàn đi. Vì, ông Lâm đã hăm doạ ai mà dẫn thì coi chừng!

Nhiều đoàn công tác từ Hà Nội vào, nghe hét giá cao nhưng cũng phải cắn răng chi tiền. Thật đáng thương khi “người rừng” bị con cháu mang ra kinh doanh.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'
Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'
TPO - Công an đã mời người livestream phát tán thông tin về vụ việc gây sốc ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Người này thừa nhận do suy nghĩ thiếu chín chắn nên đã livestream có nội dung sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân và tác động ảnh hưởng tiêu cực tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
TPO - Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Các gian hàng trên phố đi bộ hồ Ngọc Khánh thường xuyên thưa thớt, kể cả ngày cuối tuần

Vì sao nhiều tuyến phố đi bộ hoạt động cầm chừng?

TP - Sau sự ra mắt thành công của phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội đã mở thêm nhiều tuyến phố đi bộ nhằm tạo ra không gian văn hóa sáng tạo và dẫn đầu cả nước về số lượng. Tuy nhiên, một số tuyến phố mới sau một thời gian ngắn hoạt động đã rơi vào tình trạng vắng vẻ, không thu hút được người dân và du khách.
Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

TPO - Hơn 30 năm qua, những cánh rừng tự nhiên dọc dãy núi Trường Sơn ở Hà Tĩnh in đậm dấu chân của các nhà khoa học, chuyên gia tìm kiếm loài sao la, một trong những loài thú hiếm nhất thế giới, được mệnh danh là kỳ lân châu Á.
Vì sao Trung tâm Cứu hộ gấu Bạch Mã vẫn chờ… gấu?

Vì sao Trung tâm Cứu hộ gấu Bạch Mã vẫn chờ… gấu?

TPO - Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam (cơ sở II) đặt tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (huyện Phú Lộc, TP Huế) được xây dựng nhằm mục đích tiếp nhận, chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho hàng trăm cá thể gấu từng bị nuôi nhốt để lấy mật hoặc buôn bán trái phép. Tuy nhiên, sau gần 2 năm hoạt động, trung tâm hiện chỉ mới nuôi dưỡng 8 cá thể gấu.
Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi

TP - Cây táu ở đền Thiên Cổ, thôn Hương Lan (xã Trưng Vương, TP Việt Trì) có niên đại khoảng 2.100 năm. Tương truyền, cây gắn liền với thời kỳ các vua Hùng dựng nước, mang những giá trị vô giá về văn hóa, tâm linh và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.