> Liệt sĩ trở về sau 40 năm
> Phan Thị Bích Hằng: Tôi chưa bao giờ 'giải nghệ'
Các nhà ngoại cảm và khách mời cùng thảo luận, trao đổi, giải đáp thắc mắc của người dân về việc tìm mộ liệt sĩ, cảnh báo ngoại cảm giả. Ảnh: Tuấn Nguyễn. |
Phân biệt thật, giả
Cuối tuần qua, Trung tâm trắc nghiệm tư vấn và bồi dưỡng, thuộc Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người có buổi sinh hoạt chuyên đề: “Uống nước nhớ nguồn, tri ân các anh hùng liệt sĩ”, nhân kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27/7 sắp tới. Tại buổi sinh hoạt, các học giả, nhà nghiên cứu, khoa học, ngoại cảm và khán giả đã được lắng nghe những trăn trở trong công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, cũng như cảnh báo người dân về những người tự nhận là ngoại cảm. |
Tại buổi sinh hoạt, các nhà ngoại cảm bày tỏ những day dứt khi thời gian qua liên tiếp xuất hiện những nhà ngoại cảm giả, lừa đảo, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các nhà ngoại cảm chân chính.
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng mong muốn mọi người cần có một cái nhìn trung thực, khách quan về các nhà ngoại cảm.
“Tất cả các nhà ngoại cảm không ai dám khẳng định họ chính xác 100%. Ngay như các nước Triều Tiên, Mỹ…, nghiên cứu sản xuất vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo vẫn phải mất rất nhiều lần thử nghiệm. Họ chấp nhận nguy hiểm, chấp nhận tốn kém mà không biết chắc tỉ lệ thành công là bao nhiêu. Vậy, tại sao mọi người rất khắt khe, chỉ trích những tỉ lệ phần trăm sai hỏng của chúng tôi?", Bà Phan Thị Bích Hằng nói.
"Cái gì chúng tôi sai thì nói sai, và cùng nhau đi tìm tại sao sai để cho nó đúng. Chúng tôi không cần cờ hoa, tung hô, không cần mảnh huy chương hay giấy khen. Cái chúng tôi cần nhất là hành lang về tâm lý, hành lang công luận để chúng tôi yên tâm, bởi vì ngoại cảm là khả năng đặc biệt... ".
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng chia sẻ về công tác tìm kiếm mộ liệt sĩ. Ảnh: Tuấn Nguyễn. |
Nhà ngoại cảm Lê Trung Tuấn cũng lấy ví dụ về câu chuyện của gia đình tìm mộ từ một nhà ngoại cảm tự phong tên Hạnh ở Nam Đàn (Nghệ An). Đây là người đã ra nhà ông Tuấn nhờ tìm được mộ, sau đó về mở trung tâm tại Nam Đàn. Gia đình nọ theo sự chỉ dẫn của người này, vào Quảng Trị bốc một ngôi mộ của dân thường mới mất, khi đó quần áo vẫn còn nguyên.
Theo ông Tuấn, với những người có khả năng đặc biệt, muốn tìm được mộ chính xác, phải giữ mình trong sạch, làm việc bất vụ lợi, vị tha và vô tư. Ông Tuấn cho rằng, khi phát tâm, phát nguyện thì việc giữ mình trong sạch sẽ là tiền đề giúp tìm kiếm đạt hiệu quả.
Thất bại và thành công
Sau 4 năm đi tìm hài cốt liệt sĩ với vài nghìn trường hợp, nhà ngoại cảm Lê Trung Tuấn đã lưu trữ một cách tỉ mỉ, có đầy đủ thông tin kèm số điện thoại (ảnh, sổ sách, giấy xét nghiệm ADN, thư cảm ơn). Trải qua rất nhiều thành công nhưng cũng không ít thất bại, ông tìm cách lý giải nguyên nhân, từ đó, tìm cách hạn chế những thất bại và nâng cao độ chính xác của công việc này.
Hình ảnh hài cốt và các kỷ vật của các liệt sĩ được nhà ngoại cảm Lê Trung Tuấn tìm thấy. |
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cũng chia sẻ, không phải liệt sĩ nào khi tìm được cũng muốn trở về với gia đình, với quê hương. Chẳng hạn như trường hợp của liệt sĩ Nguyễn Văn Lãm, quê Vĩnh Phúc. Trong quá trình liên hệ để tìm mộ, liệt sĩ này đã chỉ cho người nhà bốc về đúng ngôi mộ bên trong chỉ có một tí đất nhỏ như quả táo, không phải mộ mình.
Đông đảo người quan tâm đến dự chương trình. Ảnh: Tuấn Nguyễn. |