'Không phát hiện tham nhũng, tôi không tin!'

'Không phát hiện tham nhũng, tôi không tin!'
TPO –Không tin vào việc không phát hiện ra tham nhũng trong xây dựng các công trình cơ bản, ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) đặt câu hỏi: "Việc này có tin được không?" và tự trả lời: "Tôi không tin, nhiều cử tri không tin”

Tân Bộ trưởng Tài chính trình bày gì trước Quốc hội?

'Nhiều đồng chí cán bộ cao cấp giản dị'

ĐB Lê Nam (Thanh Hóa)
ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) .

ĐB Lê Nam cho rằng việc phát hành trái phiếu chính phủ thực chất là vay nợ trong nước và hầu như không phát hiện ra tham nhũng trong việc xây dựng các công trình cơ bản. Trong khi đó, lại có dư luận ở các công trình này đều có mức chi % từ 10 đến 30.

Nhiều vấn đề nóng cũng được các ĐB đặt câu hỏi tại phiên tại phiên thảo luận của Quốc hội về kết quả giám sát việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn 2006-2012) sáng 7-6.

Cần xin lỗi dân

Với việc nhiều dự án dở dang, kéo dài, không đảm bảo tiến độ thực hiện, thi công các dự án, chậm đưa công trình, dự án vào sử dụng gây thất thoát lãng phí nguồn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ, ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên) đề xuất cần phải xin lỗi dân khi để xảy ra việc này.

Đại biểu (ĐB) Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) phát biểu việc đầu tư một số dự án công vẫn được thực hiện chưa tốt như đấu thầu thiếu minh bạch, các công trình mau chóng xuống cấp. Ông Phương cho rằng, một số công trình có biểu hiện tìm kiếm lợi nhuận, “rõ ràng không phải do năng lực mà do cái gì đấy?”.

ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) cho rằng đầu tư ở các địa phương còn đại khái và mang tính thủ tục, làm tăng ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, việc quản lý vốn ODA, vốn từ trái phiếu Chính phủ không chặt chẽ, đầu tư quasquy định, quá quy môn. Đại biểu Bé còn đề nghị xem lại tính khả thi của luật Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đại biểu Vũ Thị Hương Sen
Đại biểu Vũ Thị Hương Sen. Ảnh: TTXVN

Trong khi đó, ĐB Vũ Thị Hương Sen (Hải Dương) với tư cách là một bác sĩ khẳng định mình thấu hiểu nỗi khổ của bệnh nhân. Việc bệnh nhân phải từ tuyến dưới lên tuyến trên chữa trị là do các bệnh viện tuyến huyện chưa được đầu tư đúng mức, chưa đủ điều kiện.

Nhiều dự án không hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực

Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã trình bày báo cáo Báo cáo kết quả giám sát “Việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006 – 2012”.

Phùng Quốc Hiển
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển

Báo cáo đã nêu rõ việc phân bổ vốn TPCP trong trong giai đoạn 2006 - 2012 còn dàn trải; bổ sung nhiều mục tiêu, số lượng dự án và tổng mức đầu tư tăng nhanh, dẫn đến thiếu vốn; nhiều dự án đang triển khai phải cắt, giảm, giãn, hoãn tiến độ, chuyển đổi hình thức đầu tư, gây lãng phí nguồn lực.

Trong giai đoạn 2008 - 2009, với chủ trương chống suy giảm kinh tế, việc bổ sung nhiều dự án giao thông, thủy lợi... với quy mô và tổng mức đầu tư lớn là khởi đầu của việc dàn trải trong đầu tư và mất cân đối vốn. Ở giai đoạn 2010 - 2012, trước tình trạng bổ sung thêm, thiếu kiểm soát trên, Chính phủ đã rà soát, cắt, giảm, giãn, hoãn, chuyển đổi hình thức đầu tư nhiều dự án. Tuy nhiên, nhu cầu vốn để hoàn thành các dự án có trong danh mục, ngoài số công trình đã cắt, giảm, giãn, hoãn, vẫn còn rất lớn.

Về việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư quá lớn, báo cáo nhận định nhiều dự án điều chỉnh do tăng giá, điều chỉnh yếu tố kỹ thuật, tăng quy mô chưa hợp lý, không đúng với quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, cơ chế phân bổ vốn TPCP chưa hợp lý, không có tiêu chí phân bổ cụ thể mà phân bổ theo dự án, dẫn tới chưa thực sự công bằng giữa các vùng, miền, giữa các địa phương, dễ tạo ra cơ chế “xin - cho”; nhiều dự án chưa bảo đảm tính cấp bách, cần thiết phải đầu tư bằng nguồn vốn TPCP theo mục tiêu ban đầu mà QH và Thường vụ QH đã quyết định.

Báo cáo cũng chỉ ra việc luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn TPCP giai đoạn 2006 - 2012 chưa nghiêm, bộc lộ khá nhiều tồn tại, hạn chế, yếu kém.

Chất lượng quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở một số bộ, ngành và địa phương chưa cao, thiếu sự phối hợp, lồng ghép và phù hợp với khả năng kinh tế và cân đối nguồn lực. Nhiều dự án trước khi quyết định đầu tư chưa xác định rõ nguồn vốn đầu tư, không cân đối đủ vốn, vượt quá khả năng kinh tế, dẫn tới thiếu vốn nghiêm trọng, nợ đọng, dở dang, lãng phí.

Việc mời thầu đáng lẽ phải được thông báo công khai cũng không được làm nghiêm, nhiều trường hợp có hiện tượng lạm dụng cơ chế chỉ định thầu, tính minh bạch trong đấu thầu chưa bảo đảm, giảm hiệu quả đầu tư.

Báo cáo kiến nghị trước mắt chưa phát hành thêm TPCP vì các bộ, ngành và địa phương đã rà soát, sắp xếp lại danh mục dự án theo mức kế hoạch vốn trung hạn được giao và huy động các nguồn vốn khác để bảo đảm hoàn thành dự án hoặc các hạng mục dự án, phát huy hiệu quả đầu tư.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết qua thanh tra 10 tỉnh thành có vốn trái phiếu Chính phủ xây dựng trường học, nhà công vụ phát hiện 1,7% tổng số vốn đầu tư của các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ chi chưa đúng địa chỉ.

Phó Thủ tướng cho rằng: “Mỗi lần chi sai là đáng băn khoăn, suy nghĩ, nhưng tỷ lệ như vậy chứng tỏ là Chính phủ, các địa phương chỉ đạo khá chặt chẽ”.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
TPO - Công ty CP Acecook Việt Nam cho biết, trên nhiều trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… lừa đảo bằng cách giả dạng thông tin tuyển dụng, làm giả cả chữ ký của tổng giám đốc trên thông tin tuyển dụng rồi đưa vào các trường đại học tuyển ứng viên. Đối tượng lừa đảo yêu cầu ứng viên nộp tiền tuyển dụng vào tài khoản, từ 150.000 - 300.000 đồng/người.