> Dành gần 3 ngày lấy phiếu tín nhiệm
> Tổng Bí thư: Lấy phiếu tín nhiệm phải trong sáng, công tâm
Ông Lê Như Tiến nói: Vấn đề quyết định nhất để có kết quả lấy phiếu trung thực, khách quan là thông tin đầy đủ cho đại biểu về người được lấy phiếu. Nếu không có thông tin thì người cầm lá phiếu có thể sẽ không chính xác trong đánh giá.
Xu hướng “không muốn vạch áo cho người xem lưng”
Để có thông tin, ĐBQH cần dựa vào những nguồn thông tin nào, thưa ông?
Tôi nghĩ, sau lấy phiếu sẽ mở ra văn hóa từ chức. Những người có tín nhiệm quá thấp hoặc không còn tín nhiệm nữa thì nên chủ động từ chức. Ông Lê Như Tiến |
Lấy phiếu chính là thước đo trách nhiệm cá nhân, nhưng không chỉ la thước đo đối với 49 vị lãnh đạo cấp cao của nhà nước, mà chính là thước đo trách nhiệm cá nhân các vị ĐBQH.
Vì các vị ĐBQH là người cầm lá phiếu quyết định kết quả lấy phiếu, phải hết sức đề cao trách nhiệm của mình đối với đất nước, đối với cử tri đã tín nhiệm, trao cho mình quyền quyết định.
ĐBQH được nhận các báo cáo của những người được lấy phiếu tín nhiệm, để nghiên cứu, hiểu về người mình sẽ lấy phiếu.
Hiện nay, UBTVQH đã gửi các báo cáo công tác của những người được lấy phiếu tới ĐBQH.
Ông Lê Như Tiến. |
Nghiên cứu báo cáo công tác của các chức danh lãnh đạo lấy phiếu đợt này, ông có nhận xét gì?
Tôi thấy một số báo cáo thể hiện rất đầy đủ, chi tiết, thể hiện trách nhiệm rất cao, nói rõ vị trí chức năng nhiệm vụ của người đó. Có báo cáo nói rõ những gì đã làm được, chưa làm được, nói rõ khuyết điểm trong thời gian vừa qua và có đề ra phương án khắc phục rất rõ ràng.
Nhưng cũng có rất nhiều báo cáo chủ yếu kể thành tích, kể những công việc mình đã làm được trong thời gian vừa qua, chứ không thấy nhận khuyết điểm, yếu kém, đặc biệt là phương hướng để khắc phục thì còn rất mờ nhạt.
Thường trong báo cáo của các vị ấy, bao giờ cũng có xu hướng là không muốn “vạch áo cho người xem lưng”, chủ yếu nêu thành tích của mình thôi. Tâm lý chung không ai muốn nói khuyết điểm là chính, cũng là điều dễ hiểu.
Vì vậy, tôi cho rằng, ĐB phải thu thập thông tin qua rất nhiều kênh: Kênh của cử tri (qua tiếp xúc cử tri), kênh thông tin từ nơi người đó công tác, cử tri nơi người đó cư trú, rồi từ các cơ quan phản biện xã hội như Mặt trận Tổ quốc...Phải lấy thông tin từ rất nhiều nguồn, chứ không chỉ dựa vào báo cáo công tác của người lấy phiếu.
Lo nhóm lợi ích
Có một số ý kiến băn khoăn là có thể có nhóm lợi ích chi phối làm ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu, thưa ông?
Tất nhiên là mình cũng lo có những nhóm lợi ích chi phối việc bỏ phiếu. Bản thân ĐB có thể lo ngại nếu bỏ như thế sẽ ảnh hưởng đến cá nhân mình, địa phương và ngành mình. Nhưng tôi cho rằng, phần lớn ĐB sẽ trung thực, đề cao vai trò đại biểu của mình.
Các ĐB khi cầm lá phiếu trước tiên phải nghĩ đến trách nhiệm với nhân dân, với sự tin tưởng của cử tri. Có thể có nhóm lợi ích nào đó tác động, nhưng không phải là nhiều và không thể quyết định, vì ĐB luôn quyết định rất độc lập.
Cử tri cả nước kỳ vọng vào sự khách quan, công tâm của các vị ĐBQH. Muốn thế, ĐB phải rất công phu nghiên cứu, không để lá phiếu sai lệch và cũng tránh tâm lý của người Việt là dĩ hòa vi quý, duy cảm hơn duy lý, nặng tình, nghĩa. Nếu để tình cảm chi phối, nể nang, sẽ làm cho lá phiếu của mình mất tính khách quan.
Cảm ơn ông.
Nguyễn Tuấn