> Kiến nghị xử lý tài chính hơn 13.688 tỷ đồng
> Nhân dân kiểm soát quyền lực Nhà nước thế nào?
Theo dự thảo, địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nước được nâng lên tầm hiến định, tăng cường vị thế và trách nhiệm của cơ quan này khi thực hiện chức năng kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Điều 122 dự thảo quy định, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Tổng kiểm toán Nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng kiểm toán Nhà nước, tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của kiểm toán Nhà nước do luật định. Nhất trí với quy định này, một số đại biểu cho rằng, chức danh Tổng kiểm toán là do Quốc hội phê chuẩn vì vậy nên thực hiện theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Một số đại biểu đề nghị làm rõ phạm vi, quyền quyết định của Quốc hội đối với chính sách tài chính tiền tệ quốc gia; vấn đề phân cấp trong quản lý ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và một số quy định khác tại dự thảo.