> Cầu vượt Nguyễn Chí Thanh – Kim Mã thi công không nghỉ Tết
> Xây cầu dầm thép lớn nhất nước
Theo UBND TP Hà Nội, Dự án phát triển GTĐT Hà Nội (điều chỉnh) có hợp phần: Nâng cao năng lực vận chuyển hành khách bằng xe buýt (i), trong đó tập trung xây dựng một số tuyến xe buýt vận chuyển hành khách tốc độ cao, khối lượng lớn (BRT).
Với tuyến buýt BRT 1 (đoạn từ Bộ Y tế - Giang Văn Minh - Kim Mã - Giảng Võ) sẽ đi qua khu vực Giảng Võ - Láng Hạ. Do thiết kế nhỏ và chịu tải hạn chế nên để có thể phục vụ được buýt BRT khối lớn chạy qua, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận để chủ đầu tư là Sở GTVT thực hiện hạng mục gia cường khả năng chịu lực của cầu vượt Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng. Công tác gia cường sẽ được thực hiện trên các lĩnh vực thiết kế, xây lắp, giám sát, kiểm định thử tải lại cầu…
Cùng hợp phần xe buýt tốc độ cao, khối lượng lớn (BRT), Dự án phát triển GTĐT Hà Nội vừa được UBND TP Hà Nội điều chỉnh còn có hợp phần Xây dựng đường (ii), hợp phần tăng cường thể chế (iii).
Cùng với các nội dung trên, tổng mức đầu tư cho dự án cũng được UBND TP Hà Nội điều chỉnh, bổ sung là 460.192 triệu đô la (tương đương hơn 9.664.000 tỷ đồng).
Dự án Phát triển GTĐT Hà Nội được khởi động từ năm 2006 đến nay, do Sở GTVT Hà Nội làm chủ đầu tư. Dự án có 3 hợp phần chính: Nâng cao năng lực vận chuyển hành khách bằng xe buýt (Hợp phần 1); Xây dựng đường Vành đai 2: Đoạn từ nút giao thông Cầu Giấy đến cầu Nhật Tân (Hợp phần 2); Tăng cường thể chế tăng cường năng lực quản lí cho các cơ quan TP Hà Nội.