Hành khách đi lại thế nào trong dịp Tết?

Hành khách đi lại thế nào trong dịp Tết?
TP - Do được nghỉ 9 ngày nên nhu cầu đi lại trong dịp Tết Quý Tỵ năm nay theo dự báo sẽ rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu của người dân các bến xe và nhà ga trên địa bàn Hà Nội vừa đưa ra phương án phục vụ.

> Giá nước, vé xe buýt tăng mạnh ngày đầu năm
> Bảo bối đi tàu xe dịp Tết

Tăng chuyến, chưa tăng giá

Ông Nguyễn Như Trúc, Giám đốc bến xe Gia Lâm cho biết, khác với mọi năm, dịp Tết năm nay bến xe chưa nhận được được bất kỳ văn bản, đề xuất tăng giá vé nào của doanh nghiệp (DN) vận tải.

Ông Trúc cho rằng, kinh tế khó khăn, các DN vận tải đang phải cạnh tranh để thu hút khách là lý do chính khiến 85 DN vận tải tại bến chưa có động thái tăng giá vé.

Giám đốc các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Yên Nghĩa... cũng cho biết, đến nay giá vé xe đi trên các tuyến vẫn giữ ổn định, không có điều chỉnh.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, tại bến xe Giáp Bát, đã có một đơn vị vận tải chạy tuyến Hà Nội - Ninh Bình có kế hoạch tăng 60% giá vé. Về việc này lãnh đạo bến xe Giáp Bát cho biết đang phải chờ cơ quan chức năng xem xét.

Theo ông Nguyễn Hoàng Trung, Giám đốc Cty Quản lý Bến xe Hà Nội, hiện Cty đã có phương án phục vụ để đảm bảo đi lại thuận tiện cho hành khách.

Theo ông Trung, cao điểm Tết sẽ xảy ra vào các ngày 21, 22, 27, 28 tháng Chạp năm Nhâm Thìn (tức 1, 2, 7, 8- 2), dự kiến lượng khách đến bến sẽ tăng khoảng 30% đến 50% so với ngày thường, tập trung vào các tuyến đường ngắn như: Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh… và sau thời gian nghỉ Tết, lượng khách tăng mạnh trên các tuyến đường dài như: TPHCM, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột…Thời điểm này có thể xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ, đặc biệt là vào 23 tháng Chạp.

Do vậy Cty đã có phương án tăng cường 3.450 lượt xe cho các bến. Cụ thể, tại bến xe Giáp Bát tăng 1.100 lượt xe/ngày (tăng 1,3 lần so với ngày thường); bến xe Mỹ Đình: 1.650 lượt xe/ngày (tăng 1,3 lần so với ngày thường); tại bến xe Gia Lâm: 700 xe (tăng 1,2 lần so với ngày thường).

“Để tránh quá tải cho các bến cũng như việc đi lại thuận lợi, nếu thu xếp được hành khách nên đi tránh những ngày cao điểm trên”, ông Trung khuyến cáo.

Nhà ga chuyển giường nằm thành ghế

Chiều 27- 1, đại diện Ga Hà Nội cho biết, cao điểm bán vé Tết diễn ra từ ngày 25- 1 đến 3-3 (tức 14 tháng Chạp đến 22 tháng Giêng Quý Tỵ).

Lượng khách đổ ra ga có thể tăng từ 200 đến 300%. Cao điểm mới chỉ diễn ra được 3 ngày nhưng lượng vé Tết mà ga Hà Nội đã đạt 50%. T

heo Phòng bán vé Ga Hà Nội, ngày bình thường lượng vé bán ra là hơn 8.000 vé, nhưng những ngày qua con số này là 2 vạn (tăng 2,3 lần). Dự báo lượng khách ra ga mua vé sẽ còn tăng vì cuối tuần này học sinh, sinh viên các trường ĐH,CĐ bắt đầu được nghỉ Tết.

Do dự báo số lượng hành khách còn tăng cao nên để tránh tình trạng hết chỗ ngồi, cháy vé, Ga Hà Nội cho biết sẽ chạy thường xuyên 5 đôi tàu Thống Nhất (sử dụng 20 đoàn) và 8 đôi tàu Thống Nhất (sử dụng 32 đoàn) để tăng cường dịp Tết Quý Tỵ.

“Cùng với đó, để tăng số lượng chỗ ngồi, trong những ngày cao điểm chúng tôi cho phép trên mỗi toa xe 80 chỗ ngồi được phép bán thêm 12 ghế phụ (ghế nhựa) và chuyển đổi giường nằm tầng 1 tại khoang 4 giường thành 3 ghế ngồi bán cho khách”, ông Vũ Đình Rậu, Trưởng Ga Hà Nội cho biết.

Về giá vé tàu Tết, ông Rậu cho biết, từ đầu năm 2012 đến nay giá xăng dầu tăng 7,1%. Do vậy dịp Tết năm nay vé tàu Tết thời gian cao điểm bán tại ga Hà Nội tăng 5% so với Tết năm ngoái.

Tuy nhiên, chiều vắng khách: Hà Nội - TPHCM (trước Tết) và TPHCM- Hà Nội (sau Tết) nếu đi lại trong dịp này hành khách được giảm 10% giá vé, riêng với các đoàn tàu tăng cường giảm 50% giá.

Các đối tượng chính sách xã hội, HSSV…vẫn được ngành Đường sắt áp dụng chính sách giảm 10% giá vé đi trong các ngày Tết. Trường hợp hành khách có nhu cầu trả lại vé, phải thực hiện trước thời điểm tàu chạy là 10 giờ và chịu mức khấu trừ 30%.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sàn thương mại điện tử 1688 của Trung Quốc ra bản tiếng Việt và ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam Ảnh: Ngọc Linh
1688 ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam
TP - Chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện bản tiếng Việt, sàn thương mại điện tử bán buôn 1688 của Trung Quốc liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mại, tiếp thị nhằm vào người tiêu dùng Việt Nam với mức giá khá rẻ so với các sàn thương mại điện tử trong nước.