Cảnh sát cơ động, công an phường được dừng xe, xử phạt

Cảnh sát cơ động, công an phường được dừng xe, xử phạt
TPO- Ngoài cảnh sát giao thông đeo thẻ xanh, Bộ Công an cho biết, cảnh sát trật tự, cơ động, công an phường... cũng được phép dừng xe vi phạm giao thông và xử phạt.

Cảnh sát cơ động, công an phường được dừng xe, xử phạt

> Dừng xe, xử phạt: Không chỉ CSGT
> Điều kiện nào để CSGT được cấp 'thẻ xanh'?
> Xe dù bến cóc 'múa' trước mặt CSGT

TPO- Ngoài cảnh sát giao thông đeo thẻ xanh, Bộ Công an cho biết, cảnh sát trật tự, cơ động, công an phường... cũng được phép dừng xe vi phạm giao thông và xử phạt.

Ngoài cảnh sát giao thông, các lực lượng khác cũng được phép xử phạt. Ảnh: Tiến Dũng
Ngoài cảnh sát giao thông, các lực lượng khác cũng được phép xử phạt. Ảnh: Tiến Dũng - VNE

Chiều 23-1, đại tá Trần Sơn Hà, Cục phó Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt cho biết, Bộ Công an ban hành thông tư 45 nhằm quản lý cán bộ, chiến sĩ tốt hơn, tạo điều kiện cho nhân dân giám sát công khai minh bạch. Cảnh sát giao thông được tập huấn kỹ, cấp giấy chứng nhận và biển hiệu tuần tra kiểm soát.

Theo thông tư 45 của Bộ Công an có hiệu lực từ 1-1-2013, chỉ những CSGT mang bảng hiệu tuần tra kiểm soát màu xanh mới có quyền dừng các phương tiện đang lưu thông để xử lý. Ai không đeo bảng hiệu này mà ra tín hiệu dừng xe đều sai quy định của ngành.

Những người được cấp thẻ phải có trình độ trung cấp cảnh sát trở lên và trải qua kỳ sát hạch.

Các lực lượng chức năng khác chỉ được xử lý ở lĩnh vực do mình phụ trách hoặc chỉ tham gia hỗ trợ CSGT làm nhiệm vụ trong một thời gian cần thiết khi có điều động. Quy định mới này ngăn chặn khả năng lạm quyền trong việc chặn xe trên đường.

Theo ông Hà, không chỉ cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra mà Luật Giao thông đường bộ quy định, nhiều lực lượng khác cũng được làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông, trong đó có cả cảnh sát trật tự, cơ động.

"Luật cũng quy định, có thể huy động các lực lượng công an khác, kể cả công an xã vào thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông. Khi huy động lực lượng khác thì phải do cấp có thẩm quyền như Tổng cục Trưởng Tổng cục Cảnh sát, Cục trưởng, giám đốc công an, trưởng công an", ông Hà nói và cho hay, các lực lượng cảnh sát làm theo pháp luật và chịu sự giám sát của nhân dân..

Trước câu hỏi của PV về tình trạng lạm quyền khi công an phường, xã, cảnh sát trật tự ở nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội thích xử phạt vi phạm giao thông hơn là dẹp lấn chiếm vỉa hè, ông Hà cho biết, vỉa hè Hà Nội làm chưa tốt lắm. Còn khi huy động các lực lượng khác thì người ra mệnh lệnh, như trưởng công an phường phải chịu trách nhiệm về việc đó.

“Thẻ xanh” là quy định riêng của cảnh sát giao thông

Đại tá Trần Sơn Hà cho biết, Thông tư 45 của Bộ Công an quy định biển hiệu và giấy chứng nhận tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT (có hiệu lực từ 1-1-2013) chỉ điều chỉnh lực lượng CSGT, không điều chỉnh các lực lượng cảnh sát khác.

Theo đại tá Trần Sơn Hà, Thông tư 45 quy định chỉ có CSGT đeo “thẻ xanh” mới được tham gia công tác tuần tra kiểm soát và ra hiệu lệnh dừng phương tiện.

Tuy nhiên, luật Giao thông đường bộ không chỉ giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát các phương tiện tham gia giao thông cho CSGT mà còn quy định một số lực lượng khác cũng được huy động để đảm bảo an toàn trật tự giao thông như công an xã, thanh tra giao thông….

“Việc đưa ra quy định CSGT đeo thẻ xanh mới được tuần tra kiểm soát hay dừng xe nhằm mục đích quản lý tốt hơn, minh bạch hoạt động của CSGT, còn các lực lượng khác thì vẫn có quyền tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định về nhiệm vụ chức năng của họ”, ông Hà nói.

PV tổng hợp

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.