Bắt lỗi Bằng lái xe song ngữ của Bộ GTVT

Bắt lỗi Bằng lái xe song ngữ của Bộ GTVT
Bộ GTVT lấy lý do “không đủ chỗ” nên không dịch quốc hiệu Việt Nam trên bằng lái xe sang quốc tế ngữ.

Bắt lỗi Bằng lái xe song ngữ của Bộ GTVT

> Đầu 2013, cấp giấy phép lái xe mẫu mới trên cả nước 

Bộ GTVT lấy lý do “không đủ chỗ” nên không dịch quốc hiệu Việt Nam trên bằng lái xe sang quốc tế ngữ.

Bắt lỗi Bằng lái xe song ngữ của Bộ GTVT ảnh 1
 

Dịch tiếng Việt ra tiếng Anh chứ không phải là tiếng Anh - Mỹ

Tôi đang có trong tay cuốn từ điển song ngữ Anh - Bun, Bun - Anh trong đó có hẳn một mục từ "Bằng lái xe"/Giấy phép lái xe" được ghi theo hai cách cả tiếng Anh chính thống và cả tiếng Anh-Mỹ. Sau đây, xin mạn phép được chép lại nguyên bản để mọi người cùng thảo luận về cách dịch bằng lái xe song ngữ của Bộ GTVT, một đề tài đang được dư luận quan tâm.

Trang 133, bên trái, dòng 13.16 dl, English-Bulgarian/Bulgarian-English (Từ điển song ngữ Anh-Bun/Bun-Anh), đồng tác giả Lutmila Levkova và Emilia Pistalova, Nhà xuất bản “Kolibri”,Sofia,2001:

Driving licence British English-tiếng Anh (Driver’s licence American English-tiếng Anh-Mỹ) noun (danh từ) sofuorska kniska (tiếng Bun), dịch đúng nghĩa là: giấy phép lái xe/bằng lái xe.

Đến đây xin được lưu ý bạn đọc mấy ý như sau:

- Đây là một mục từ trong Từ điển và được ghi rõ ràng là noun-danh từ (gọi chính xác hơn, là cụm danh từ-PQL), nghĩa là dạng ngôn ngữ tồn tại có tính ổn định (thuộc kiểu dạng như thành ngữ). Cũng có thể nói được, đây là dạng từ đồng nghĩa khác âm theo hai cách nói của người Anh và người Mỹ. Cụ thể là cùng đứng trước danh từ licence (bằng/giấy phép), người Anh sử dụng từ driving còn người Mỹ lại sử dụng từ driver's.

- Để ý thêm một chút nữa chúng ta thấy rõ là đi kèm với hai cách diễn đạt đó là hai khái niệm British English (tiếng Anh) và American English (tiếng Anh-Mỹ) cho thấy sự khác biệt, tồn tại độc lập trong mối quan hệ lẫn nhau của chúng-cùng có gốc tiếng Anh (English). Nhận xét này chẳng có gì lạ, là thừa, nếu nó không có liên quan đến công việc lựa chọn ngôn ngữ chuẩn quốc tế cho GPLX song ngữ của chúng ta.

Từ những phân tích trên cho thấy có sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Anh-Mỹ vừa ở cấp độ khái quát, vừa cụ thể,ngẫu nhiên đúng ngay ở trường hợp mà chúng ta đang phân tích: chọn đúng chuẩn quốc tế cho tên gọi GPLX song ngữ của Bộ GTT.

Không nghi ngờ gì nữa,chúng ta phải có sự lựa chọn duy nhất, đúng nhất, theo thông lệ quốc tế, là dùng Anh ngữ-quốc tế ngữ, chứ không dùng tiếng phương ngữ (tiếng Anh của người Mỹ). Cụ thể là nên dùng theo mẫu tiếng Anh bản địa (GPLX/Driving license) chứ không dùng tiếng Anh phương ngữ (GPLX/Driver’s license) như mẫu hiện nay của Bộ GTVT.

Không dịch quốc hiệu Việt Nam là thiếu hụt quan trọng

Cũng như tấm hộ chiếu, bằng lái xe song ngữ hẳn nhiên là giấy tờ mang quốc hiệu Việt Nam, khi tham gia giao thông quốc tế. Do vậy, nhà thiết kế mẫu GPLX lấy lý do “không đủ chỗ” nên không dịch quốc hiệu Việt Nam sang quốc tế ngữ là sự biện bạch thiếu thuyết phục, khó được chấp nhận.

Quốc hiệu Việt Nam vừa có ý nghĩa chính trị,và giá trị quốc thể xét về quan hệ đối ngoại,vừa có tác dụng thực tế cụ thể. Đây là chứng cứ đầu tiên, cung cấp thông tin quan trọng đầu tiên, có tác dụng định hướng làm việc cho người CSGT: GPLX do Việt Nam cấp, từ đó mà hướng xử lý tiếp theo cuả người kiểm tra giao thông cũng nhanh gọn, đỡ mất thời gian hơn,chẳng hạn việc kiểm tra bằng giả bằng thật (qua hệ thống nối mạng) được nhanh chóng.

Cụ thể là khi có địa chỉ nơi cấp bằng thì người CSGT có ngay hình ảnh về mẫu bằng của nơi đó để đối chiếu, kiểm tra, hoặc báo cáo về trung tâm quản lý mạng... Từ trung tâm quản lý mạng,c ó lưu trữ hồ sơ về nhân thân người lái xe, khi cần sẽ được cung cấp cho người kiểm tra giao thông một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác nhất.

Đây là những lý do mà trên GPLX của các quốc gia trên thế giới đã in đậm, rõ ràng phần quốc hiệu, quốc huy và còn có cả hình chìm, hình nổi, hình bản đồ đất nước họ.

Không dịch quốc hiệu Việt Nam vì lý do "không đủ chỗ" nghe có vẻ vừa đúng lại vừa không đúng. Đúng là vì, trên thực tế, tiếng Việt là thứ tiếng đơn âm, thuật ngữ chuyên môn gọi là từ-phân-tiết tính, các âm được viết rời, viết cách nhau ra, dẫn đến hiện tượng chiếm nhiều mặt bằng diện tích hơn nếu so với các thứ tiếng đa âm, ghép âm như tiếng Anh, tiếng Nga, Bun...

Việc ghi chép song ngữ trên một diện tích mặt bằng nhỏ như bằng lái xe quả thật cũng không phải dễ dàng. Cách khắc phục vấn đề này, theo tôi, chúng ta có thể tiếp thu các làm của một số nước trên thế giới. Sau đây xin mạn phép được ghi lại cách thức trình bày GPLX của một số nước.

- Phần quốc hiệu được ghi nguyên song ngữ tiếng Anh và tiếng sở tại.

- Phần nội dung chi tiết, thay bằng ghi ký tự các danh mục,họ chỉ ghi số thứ tự các danh mục đó, và ghi trực tiếp nội dung danh mục đó. Ví dụ: 1.Nguyễn/Nguyen; 2.Quốc Khánh/Quoc Khanh/; 3.31.08.1968 Việt nam/VNM;4 a.Ngày cấp bằng; 4b.Ngày hết hạn,v.v... Cứ thế cho đến hết.

Ở mặt sau của GPLX ghi chú giải theo hai "khối”riêng biệt (theo số thứ tự) gồm một là tiếng sở tại, một là tiếng Anh. Cụ thể: Căn cứ vào các ví dụ trên đây: +mục tiếng sở tại(tiếng Việt): 1.Họ; 2.Tên; 3.Ngày sinh và nơi sinh; 4a.Ngày cấp bằng; 4b.Hạn đến...

Tiếp sau đó là phần chú giải ghi bằng tiếng Anh cũng theo số thứ tự như trên.

Với cách bố trí như trên,các mục được ghi trong GPLX song ngữ đã đáp ứng đầy đủ theo thông lệ quốc tế và tăng tối ưu dung lượng thông tin có thể.

Sử dụng từ sai chỗ, sai ngữ nghĩa, chỗ thừa chỗ thiếu

Việc sử dụng chính xác, cô đọng ngữ nghĩa của từ vừa làm sáng rõ, trang trọng nội dung của GPLX, vừa có tác dụng rút gọn, tiết kiệm được diện tích khi trình bày, bố cục, xử lý ký tự.

Dùng từ date nhầm chỗ:

Trong GPLX có chữ date (ngày tháng) được dùng ở hai vị trí, hai mục khác nhau.

+ Mục Ngày sinh date of birth là đúng, không cần phải bàn nữa.

+ Mục Date... month... year thì date ở đây là không ổn.

Về mặt ngữ nghĩa, date (ngày tháng) đã bao hàm nội dung của mục này rồi (ngày-tháng-năm). Về nguyên tắc, đã dùng month, year thì không cần dùng từ month, year nữa.

Tuy nhiên, trong trường hợp dùng cho văn bản hành chính, giấy tờ ở mục này (mục ghi ngày-tháng-năm để ký tên,đóng dấu), để đảm bảo tính trang trọng, chuẩn mực, các văn bản này vẫn sử dụng "tổ hợp "từ day.. month... year mà không dùng độc một chữ date (date.../.../...).

Mục này, dịch chính xác, theo tôi, phải là: day.. .month... year...

Sử dụng chưa chuẩn từ tiếng Việt:

Mục Nơi cư trú - Address trong GPLX là chưa thật chính xác.

Trong tiếng Việt, nơi cư trú có thể hiểu là thường trú, cũng có thể là tạm trú.

"Trong tiếng Anh Address được dùng theo nghĩa là "nơi đăng ký hộ khẩu thường trú”. Chỗ này dùng từ tiếng Anh này là chuẩn vì trong giấy tờ chính thống thì ở Việt Nam hay các nước đều ghi địa chỉ chính thức -thường trú, chứ không phải là địa chỉ tạm trú. Ý tôi muốn nói là cụm từ “nơi cư trú” (tiếng Việt) có thể gây hiểu lầm là chỗ tạm trú, và về mặt ngữ nghĩa là chưa tương ứng với từ tiếng Anh (address).

Địa chỉ Address mới là cặp song ngữ đúng chuẩn cho cả tiếng Anh và tiếng Việt ở mục này.

Về nguyên tắc, việc sử dụng chuẩn xác tiếng Việt và dịch ra tiếng Anh càng chính xác,cô đọng cũng chính là một biện pháp tối giản số lượng ký tự,giúp cho việc trình bày vừa thêm phần rõ ràng ,sáng sủa và tối ưu hóa lượng thông tin ở GPLX.

Mục "ký tên, dấu" dịch thế nào là chuẩn?

Muốn dịch nghĩa chính xác,theo tôi, điều đầu tiên là phải hiểu đúng chức năng ngữ nghĩa của từ tiếng Việt, trường hợp chúng ta đang bàn đến là từ “ký tên, dấu”.

Trước hết phải xác định cho được từ loại của chúng, sau đó mới có thể tìm được từ tiếng Anh tương ứng, ngược bằng rất dễ rơi vào võ đoán, nhầm lẫn.

“Dấu” là con dấu, huộc từ danh từ, có thể tìm ngay được từ tiếng Anh tương tứng, sát nghĩa nhất, đó là (danh từ) seal (dấu, con dấu) thay cho từ hiện dùng là sealed.

Ký tên là từ đơn, gồm hai âm tiết,nghĩa là một từ (khái niệm) độc lập, không phụ thuộc vào từ nào khác. Trường hợp như vậy, từ này không thể ở vào dạng trạng từ bổ ngữ, hoặc tính từ chỉ định (vì không có từ đứng trước hoặc sau nó). Vậy chức năng còn lại của từ này chỉ có thể thuộc vào một trong hai dạng thức hoặc là danh từ hoặc động từ.

Xét về phương diện văn bản hành chính, ký tên không thể là từ động từ vì động từ phải đi với chủ ngữ (có thể là chủ ngữ ẩn). Lý do là trên thực tế không ai nói (tôi,anh,chị,họ...) ký tên cả. Thực chất đây chỉ đơn giản là (sự) ký tên, nói cách khác, đây là chữ ký của người có quyền cấp bằng. Và, với ngữ nghĩa này, mặc nhiên nó (ký tên) phải là từ danh từ, tiếng Anh là signature (chữ ký), thay cho từ hiện dùng là signed (dấu-dấu hiệu, tính hiệu, báo hiệu, dấu vết...).

Theo TS Phan Quốc Linh
Từ CH Bungaria, Dân Việt

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
5 công trình ở TPHCM vừa được xếp hạng Di tích Kiến trúc-Nghệ thuật
5 công trình ở TPHCM vừa được xếp hạng Di tích Kiến trúc-Nghệ thuật
TPO - Sở Văn hoá- Thể thao (VH-TT) TPHCM vừa công bố quyết định xếp hạng Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp thành phố cho 5 công trình gồm Chợ Bến Thành, Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, trụ sở Ủy ban nhân dân Quận 1, trụ sở Cục Hải quan TPHCM, khu mộ ông Binh Bộ Kiểm duyệt Ty Thừa vụ lang họ Trần.