Đập thủy điện Sông Tranh 2 đặc biệt khác thường

Đập thủy điện Sông Tranh 2 đặc biệt khác thường
TP - Trao đổi với báo chí sáng 26-10, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nghiêm Vũ Khải nói: Đập thủy điện Sông Tranh 2 rất khác thường so với các đập thủy điện khác trước đây. Mà khác thường thì khoa học phải trả lời, chưa trả lời rõ thì người dân còn lo. Thực tiễn diễn ra cũng rất đáng ngại. Quyết định của Chính phủ chưa tích nước là hợp lý.

> Sẽ báo cáo Quốc hội về thủy điện Sông Tranh 2

Thứ trưởng Bộ KH&CN Nghiêm Vũ Khải
Thứ trưởng Bộ KH&CN Nghiêm Vũ Khải.

Trong khi người dân bất an thì các cơ quan có trách nhiệm nên có động thái như thế nào, thưa ông?

Tôi đã khẳng định, trường hợp tại thủy điện Sông Tranh 2 là bất thường, rủi ro cao hơn nhiều, cho nên công tác nghiên cứu phải tiến hành rất khẩn trương, tổng thể, căn bản, có những phương án để dân ứng phó, còn ngay một lúc di dời từng ấy dân là không đơn giản. Do vậy, phải có phương án, kể cả tập huấn nếu xảy ra sự cố.

Tôi là dân chuyên môn về lĩnh vực này nên chữ “nếu” là cần tính đến bởi đập thủy điện Sông Tranh 2 khác thường, đặc biệt.

Do chủ đầu tư không thiết kế cửa xả đáy nên không thể rút hết nước xem có thực sự do động đất kích thích hay không?

Khi tích nước thì thường xảy ra động đất kích thích. Nhưng tần suất và cường độ như ở thủy điện Sông Tranh 2 là khác thường, liệu có sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa động đất kích thích với chuyển dịch địa chất trong khu vực ấy không thì phải nghiên cứu. Địa chất là phức tạp, trả lời căn cơ ngay tức thì không thể ngày một ngày hai.

Với khối lượng nước và cao trình như vậy thì cá nhân tôi cho là liên quan nhiều đến cấu trúc địa chất của vùng đó. Vì khi tích nước thì nước sẽ ngấm theo khe nứt làm tăng độ trượt các khối địa chất, địa tầng.

Nếu qua kiểm tra kết luận được nguyên nhân do đầu tư sai thì xử thế nào?

Xử lý phải theo nguyên lý trách nhiệm đầu tiên là chủ đầu tư. Còn trong nghiên cứu khoa học là có rủi ro, không ai biết được hết những quy luật của tự nhiên.

Tại kỳ họp trước, Bộ Công Thương cũng đã giải thích, dẫn theo kết luận của chủ đầu tư?

Các biện pháp đang làm đều thể hiện trách nhiệm đúng mức, nhưng không thể căn cơ ngay được.

Tôi cho rằng, hoàn toàn không thể xem thường, nếu xảy ra thì đổ lỗi cho ai cũng đã muộn, cho nên dứt khoát dù một mạng người cũng phải làm hết trách nhiệm.

Cảm ơn ông.

Hà Nhân
(ghi)

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chấm mặt mộc là bản sắc, quy trình bắt buộc của Hoa hậu Việt Nam
Chấm mặt mộc là bản sắc, quy trình bắt buộc của Hoa hậu Việt Nam
TPO - Chấm mặt mộc là điểm đặc trưng, bản sắc, làm nên uy tín của Hoa hậu Việt Nam. Trong khi nhiều cuộc thi khác cho phép trang điểm, phẫu thuật thẩm mỹ, Hoa hậu Việt Nam vẫn giữ quy định chấm mặt mộc truyền thống. Điều này thể hiện sự công tâm trong việc chọn ra đại diện xứng đáng cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm cảnh báo tình trạng 'đục nước, béo cò' khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm cảnh báo tình trạng 'đục nước, béo cò' khi sắp xếp tổ chức bộ máy

TPO - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong quá trình tổ chức đại hội đảng các cấp, cơ cấu lại hệ thống hành chính, sắp xếp tổ chức cán bộ, di dời trụ sở cơ quan, không tổ chức cấp huyện, tổ chức lại cấp xã "sẽ không loại trừ tình trạng đục nước, béo cò, tranh tối tranh sáng để tham nhũng, lãng phí, tiêu cực", yêu cầu phải đấu tranh, xử lý.
Chủ tịch TPHCM Nguyễn Văn Được tiếp đoàn đại biểu cấp cao Đoàn TNCS Trung Quốc

Chủ tịch TPHCM Nguyễn Văn Được tiếp đoàn đại biểu cấp cao Đoàn TNCS Trung Quốc

TPO - Chiều nay (15/4), trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại TPHCM theo chương trình Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 24 – năm 2025, đoàn đại biểu cấp cao Đoàn TNCS Trung Quốc do đồng chí A Đông – Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Trung Quốc làm trưởng đoàn, đã có buổi đến thăm và chào xã giao lãnh đạo TPHCM.
Việt Nam – Trung Quốc ra Tuyên bố chung

Việt Nam – Trung Quốc ra Tuyên bố chung

TPO - Sau chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam từ ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường, hai bên nhất trí ra Tuyên bố chung.