Yêu cầu EVN khắc phục thiệt hại cho dân ở vùng động đất Bắc Trà My

Yêu cầu EVN khắc phục thiệt hại cho dân ở vùng động đất Bắc Trà My
TP - Đó là quan điểm của UBND huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) trong cuộc làm việc với đại diện BQL dự án Thủy điện 3 hôm qua (19-9), trong khi chủ đầu tư vẫn xử lý việc này một cách thờ ơ, sơ sài.

> Quảng Nam kiến nghị lên Thủ tướng

Chỉ trám trét bên ngoài cho nhà dân bị hư hại do động đất

Theo thống kê của huyện Bắc Trà My hiện có 17 nhà dân và 3 trụ sở công bị hư hỏng, gãy trụ đỡ cần phải khắc phục sớm.

Trong số này, có hai dãy phòng học và công trình phụ tại trường Mẫu giáo Hoa Phượng (xã Trà Đốc), tường nứt toác, dầm cửa bị gãy rất dễ sập.

Trong khi chờ khắc phục sửa chữa, học sinh học tạm tại phòng làm việc của Ban giám hiệu để bảo đảm an toàn. Huyện đã làm văn bản đề nghị tỉnh và Tập đoàn điện lực VN (EVN) hỗ trợ kinh phí khắc phục các công trình này

Ông Trần Anh Tuấn - Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, cho biết: Lãnh đạo huyện đã đăng ký và đã được chấp thuận cho phép tham gia dự cuộc họp của Chính phủ do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì với nội dung “Báo cáo kết quả xử lý thấm và cho phép tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2” vào ngày 21-9 tới tại Hà Nội.

Theo ông Tuấn, lãnh đạo huyện vẫn giữ nguyên quan điểm như đã phát biểu tại các cuộc họp gần đây, là khi cho phép tích nước, cơ quan chức năng và người có trách nhiệm phải có cam kết trách nhiệm hẳn hoi về sự an toàn của công trình và tích nước ở mức độ chừng mực để theo dõi và có ứng xử hợp lý.

Lãnh đạo hai xã Trà Đốc và Trà Bui, ngoài lo lắng về các trận động đất ngày càng gia tăng, còn là việc dân tái định cư hiện đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt, thiếu đất sản xuất, người dân bỏ tái định cư vì công trình không phù hợp, kém chất lượng khi động đất kéo dài.

Ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, khẳng định: “Người dân bỏ tái định cư vì không phù hợp, thiếu đất sản xuất, nhà cửa xuống cấp. Nay thêm chuyện động đất do hồ thủy điện tích nước khiến nhà cửa nứt nẻ, dân hoang mang. Chủ đầu tư, BQL phải có trách nhiệm trong việc này. Không thể đổ lỗi do người dân kém hiểu biết hay chuyện tâm linh được”.

Lãnh đạo huyện cũng kiến nghị chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 hỗ trợ lương thực trong vòng 24 tháng cho người dân TĐC.

Tuy nhiên, ông Vũ Đức Toàn, Phó trưởng BQL dự án Thủy điện 3, cho biết, việc hỗ trợ này nằm ngoài khả năng của đơn vị, đề nghị huyện có văn bản lên EVN.

BQL dự án Thủy điện 3 chỉ hỗ trợ 100 triệu để sửa chữa hệ thống nước sinh hoạt, đào 2 giếng ở thôn 3 xã Trà Đốc với điều kiện chính quyền địa phương phải phối hợp vận động, tuyên truyền người dân giữ gìn cũng như sử dụng hiệu quả các công trình này.

Theo lãnh đạo BQL các công trình TĐC xuống cấp một phần ý thức bảo vệ của người dân.

Hien BQL tiến hành khắc phục hư hại sau động đất cho nhà bà Hồ Thị Thô (thôn 3, Trà Đốc) bằng cách trám trét xi măng bên ngoài các chỗ nứt.

Tuy nhiên, Phó chủ tịch huyện Trần Anh Tuấn khẳng định: “Việc khắc phục không đảm bảo, chưa an toàn. Huyện đề nghị BQL dự án Thủy điện 3 đập bỏ, làm lại phải đặt cốt thép bê tông. Trường mẫu giáo Hoa Phượng, khi khắc phục cần phải đập bỏ hẳn phần hư hỏng, có thép giằng thay thế”.

Tỉnh hỗ trợ 100 tấn gạo

Cũng trong ngày, 100 tấn gạo do UBND tỉnh Quảng Nam hỗ trợ cho người dân vùng tái định cư thủy điện Sông Tranh 2 đã được vận chuyển và bàn giao cho huyện Bắc Trà My cấp phát cho người dân. Theo đó, mỗi người dân sống tái định cư sẽ được hỗ trợ 15 kg gạo/tháng.

Huyện cho biết sẽ tiếp tục đề nghị tỉnh kiến nghị và yêu cầu EVN hỗ trợ 24 tháng lương thực cho người dân vùng tái định cư.

Ban Chỉ huy quân sự huyện Bắc Trà My cũng đã trình lên UBND huyện và các bên liên quan xem xét góp ý, hoàn thiện lần cuối phương án sơ tán dân vùng nguy hiểm khi có biến cố, thảm họa xảy ra lần cuối để thông qua Thường vụ Huyện ủy triển khai thực hiện.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ: Đẳng cấp Việt Nam trên bản đồ thế giới
Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ: Đẳng cấp Việt Nam trên bản đồ thế giới
TPO - Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ tọa lạc tại cửa biển xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TPHCM có tổng diện tích 2.870 ha. Đây là dự án có tầm ảnh hưởng không chỉ với TPHCM mà còn tạo động lực tăng trưởng cho cả khu vực Đông Nam Bộ, mở ra tầm nhìn đột phá về phát triển kinh tế biển cấp quốc gia.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Xe tăng T54 tham gia chiến dịch Xuân Lộc

Mở 'cánh cửa thép' Xuân Lộc

TP - Cách Sài Gòn khoảng 80km về phía Đông, là vị trí chiến lược trong việc bảo vệ “thành trì” cuối cùng của chế độ Sài Gòn, địch tập trung lực lượng, trang thiết bị, vũ khí quân sự tại tuyến phòng thủ Xuân Lộc, quyết giữ bằng mọi giá. Sau 12 ngày đêm giao chiến ác liệt, các lực lượng quân chủ lực và bộ đội địa phương đã đập tan “cánh cửa thép” Xuân Lộc, để từ đó tiến thẳng vào Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Trại Davis - 'lũy thép' trong lòng địch

Trại Davis - 'lũy thép' trong lòng địch

TP - Cuối tháng 1/1973, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, phái đoàn quân sự bốn bên (gồm các đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mỹ, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa) đã tập trung tại Trại Davis để kiểm soát việc thực thi các điều khoản đã ký trong Hiệp định.
Khánh thành công trình Dự án tu bổ, tôn tạo Khu di tích Trung ương Cục miền Nam

Khánh thành công trình Dự án tu bổ, tôn tạo Khu di tích Trung ương Cục miền Nam

TPO - Ngoài dự Lễ khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Khu di tích Trung ương Cục miền Nam, tại Tây Ninh, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cùng Đoàn công tác của Bộ Công an đã có nhiều hoạt động có ý nghĩa như: Dâng hương tưởng niệm, tri ân các Anh hùng - Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đồi 82, Nghĩa trang Liệt sĩ Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam, Khu di tích lịch sử, văn hóa Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam...