Chưa để giá điện theo thị trường

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải phát biểu về dự án Luật Giá sáng 28-5 Ảnh: Hồng Vĩnh
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải phát biểu về dự án Luật Giá sáng 28-5 Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Thảo luận dự án Luật giá sáng 28-5, nhiều đại biểu Quốc hội nói rằng, điện là mặt hàng thiết yếu và độc quyền nên Nhà nước phải kiểm soát, giữ ổn định giá điện.

> Không bình ổn quá rộng

Lo còn độc quyền

Ủy an Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho rằng, trong điều kiện giá điện thường xuyên biến động như hiện nay, việc phải kiểm soát, giữ ổn định giá điện là cần thiết.

Tuy nhiên, việc định giá điện phải tuân thủ nguyên tắc: Khâu nào thuộc độc quyền nhà nước thì khâu đó do Nhà nước định giá.

Do vậy, Nhà nước định mức giá cụ thể đối với: giá truyền tải, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện vì đây là những khâu hiện thuộc độc quyền nhà nước. Còn đối với các khâu: phát điện, bán buôn điện, về lâu dài sẽ áp dụng cạnh tranh theo lộ trình, phù hợp cơ chế thị trường.

Tuy nhiên, hiện nay, Nhà nước vẫn quy định khung giá đối với giá phát điện, giá bán buôn điện.

Như vậy, các doanh nghiệp được quyền chủ động định giá trong khung, cạnh tranh về giá theo khung đó; bảo đảm có lợi cho người tiêu dùng; tạo chủ động cho doanh nghiệp song Nhà nước vẫn kiểm soát được giá điện.

ĐB Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) băn khoăn về cơ chế này, do hiện nay Bộ Công Thương vừa là chủ sở hữu đại diện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa là cơ quan có chức năng kiểm soát giá, lại vừa là cơ quan hoạch định chính sách.

Điều này rất dễ có khả năng dẫn tới các xung đột về lợi ích, thiếu khách quan, khó thực hiện chức năng kiểm soát với một thị trường điện chưa thực sự có tính cạnh tranh. Vì vậy, nếu giá bán lẻ điện không được Nhà nước định giá cụ thể sẽ có khả năng gây thiệt hại cho người sử dụng, nếu không có một cơ quan kiểm soát độc lập.

“Tôi được biết hiện nay chức năng kiểm soát về giá được giao cho Cục Điều tiết Điện lực. Tuy nhiên, Cục Điều tiết Điện lực vẫn là một cơ quan nằm trong Bộ Công Thương nên tôi nghĩ chức năng độc lập giám sát và bảo đảm quyền lợi cho các bên liên quan, đặc biệt là người tiêu dùng chưa được thể hiện rõ”, bà Hải nói.

Theo ĐB Trần Văn Tấn (Tiền Giang), trong điều kiện ngành điện còn do Tập đoàn Điện lực Việt Nam độc quyền hoàn toàn về phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, khai thác điện thì Nhà nước phải định giá cụ thể đối với giá bán lẻ điện, không để doanh nghiệp tự định giá.

Đa số ĐBQH tán thành việc Nhà nước thực hiện việc định giá đối với mặt hàng điện. Tuy nhiên, không ít ĐB tỏ ra băn khoăn khi dự thảo luật loại bỏ mặt hàng xăng, dầu thành phẩm khỏi Danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá.

Trên thực tế, các doanh nghiệp đã và đang tự định giá xăng dầu phù hợp giá thị trường quốc tế và Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 84/NĐ-CP quy định về vấn đề này.

Cho rằng xăng dầu là mặt hàng liên quan trực tiếp cuộc sống của đại đa số người dân, tác động trực tiếp về giá đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác, ĐB Trần Văn Tấn (Tiền Giang) đề nghị cần quy định mang tính nguyên tắc nhằm thực hiện đúng về giá xăng dầu trong điều kiện kinh tế thị trường.

Đồng thời, cần bãi bỏ việc quy định về giá cơ sở như đã thực hiện vừa qua nhằm đảm bảo ổn định giá cả chung và ổn định cuộc sống người dân.

Phải công khai quỹ bình ổn

UBTVQH nhận định, không phải mọi thời điểm đều áp dụng bình ổn đối với mọi mặt hàng có trong Danh mục bình ổn.

Cơ quan có thẩm quyền chủ động và chỉ lựa chọn hàng hóa, dịch vụ cần thiết phải bình ổn tại những thời điểm có biến động bất thường về giá.

Mặc dù Danh mục gồm nhiều hàng hóa, song trên thực tế, số phải áp dụng bình ổn là rất ít; nếu thị trường ổn định thì có thể không áp dụng bình ổn với bất kỳ hàng hóa nào.

UBTVQH đã loại khỏi Danh mục một số mặt hàng, gồm sắt, thép, xi măng, thức ăn hỗn hợp dùng cho chăn nuôi, dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng...

ĐB Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) cho rằng, dự thảo luật quy định có 10 mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, tương đương khoảng 10 quỹ bình ổn giá, nhưng lại không quy định rõ điều kiện để thành lập quỹ.

“Cần cân nhắc việc trích lập quỹ bình ổn giá từ giá bán hàng hóa vì đó cũng là khoản tiền, khoản phí đánh vào túi tiền của người tiêu dùng. Chúng ta có thực tiễn là quỹ bình ổn xăng dầu trong thời gian qua được trích lập quản lý và sử dụng còn rất nhiều vấn đề phải bàn cãi và dư luận rất băn khoăn về chuyện sử dụng quỹ xăng dầu này”, ĐB Tâm nói.

Theo ĐB Tâm, áp dụng các biện pháp bình ổn giá là can thiệp trực tiếp vào thị trường và can thiệp bằng các biện pháp hành chính sẽ tác động không tốt đến thị trường.

Để đảm bảo tính khách quan, cần nghiên cứu bổ sung cơ chế thành lập một hội đồng tư vấn giá do cơ quan nhà nước thành lập, bao gồm đại diện của cơ quan quản lý Nhà nước về giá, hiệp hội người tiêu dùng, ngành hàng, hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nếu có cơ chế này thì việc áp dụng các biện pháp bình ổn giá sẽ đảm bảo tính công khai, tính minh bạch.

Nêu vấn đề vừa qua giá sữa liên tục tăng đột biến, giá tân dược giá cả tăng tràn lan, ĐB Đào Văn Bình (Hà Nội) cho rằng, cần bổ sung một số điều quy định xử lý những trường hợp vi phạm Luật giá như kê khai đăng ký giá, niêm yết giá, bán hàng không đúng giá... “Nếu không quy định cụ thể mức hình xử phạt, sẽ khó có tác dụng và áp dụng vào thực tế”, ông Bình nói.

Theo ĐB Trần Du Lịch (TPHCM), nếu nỗ lực bình ổn giá trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn thì khó thành công. Trong 10 mặt hàng thì ngay cả có lập quỹ bình ổn giá hay không, loại nào có quỹ bình ổn, loại nào không có quỹ bình ổn cũng phải làm rõ.

“Chúng ta đã có kinh nghiệm lập quỹ bình ổn xăng, dầu. Đề nghị Bộ Tài chính có báo cáo cho Quốc hội biết hiệu quả của quỹ bình ổn như thế nào để chúng ta an tâm quy định về biện pháp phải bình ổn”, ông Lịch đề nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, UBTVQH sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra, Ủy ban Tài chính Ngân sách cùng phối hợp cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan tiếp thu nghiêm túc tất cả ý kiến của ĐBQH để chỉnh lý, hoàn chỉnh dự luật, báo cáo xin ý kiến để Quốc hội thông qua.

Tôi băn khoăn giá bán lẻ điện bình quân hiểu như thế nào? Khi ngành điện bán thì bán với nhiều giá cho nhiều đối tượng và sau một thời kỳ thì tính bình quân giá bán bằng cách lấy doanh số bán ra của điện chia cho tổng sản lượng điện đã bán để tính giá bình quân.

Nhà nước quản lý thế nào, để biết doanh nghiệp đó bán đúng giá quy định của Nhà nước? Nếu thấp hơn Nhà nước quy định thì doanh nghiệp đó lỗ thì không nói rồi. Nhưng nếu cao hơn Nhà nước quy định thì xử lý thế nào?

Nhà nước thu khoản chênh lệch tăng đó để nộp vào ngân sách thì cũng không có lý bởi vì không có một dự luật nào nói về điều này cả, hay là để lại phần chênh lệch đó thành lợi nhuận của doanh nghiệp, cũng không được. Nếu như vậy, Nhà nước vô tình thừa nhận cho doanh nghiệp đó bán giá cao để làm thiệt hại lợi ích của người tiêu dùng”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đường qua khu đô thị cao cấp ở Huế như 'bẫy người'
Đường qua khu đô thị cao cấp ở Huế như 'bẫy người'
TPO - Đường Lê Đức Anh đi qua các khu đô thị cao cấp, kiểu mẫu thuộc phường Thủy Vân (TP. Huế) thời gian gần đây luôn trong tình trạng ngập nước, mặt đường bị các phương tiện vận tải cày xới, băm nát nhưng không được duy tu, sửa chữa kịp thời khiến tai nạn xe cộ thường xuyên xảy ra. 
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh - Bài 5: Hồi sinh quạt cổ
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh - Bài 5: Hồi sinh quạt cổ
TP - Qua bàn tay khéo léo, kiên trì của người thợ lão luyện, những chiếc quạt cổ sáng bóng trở lại và chạy êm ru. Quạt cổ phả ra làn gió nhẹ, mơn man khiến chủ nhân như đang được ngồi giữa cánh đồng bát ngát. Trong thời buổi con người vật lộn, sống gấp như hiện nay thì ai cũng muốn có được những giây phút thư thái như thế…