Lương tháng 'đọ' với lương tâm

Bao giờ bác sĩ mới sống bằng đồng lương để không còn chuyện hoen ố y đức. Ảnh: L.N
Bao giờ bác sĩ mới sống bằng đồng lương để không còn chuyện hoen ố y đức. Ảnh: L.N
TP - Sau khi Tiền phong có bài “Y đức và phong bì”, nhiều ý kiến của các bác sĩ cho rằng, khi lương bác sĩ không đủ trang trải cuộc sống trong cơ chế thị trường, bác sĩ nhận phong bì trước và sau khi điều trị cho bệnh nhân vẫn có thể xảy ra. Cho dù từ lúc bước chân vào nghề họ đã được răn đe nghiêm ngặt về nạn này.

> Y đức và phong bì
> Thí điểm y đức?

Bao giờ bác sĩ mới sống bằng đồng lương để không còn chuyện hoen ố y đức. Ảnh: L.N
Bao giờ bác sĩ mới sống bằng đồng lương để không còn chuyện hoen ố y đức. Ảnh: L.N.
 

Trả lương cao, không nhận phong bì

Không phải ngẫu nhiên mà từ hơn một năm nay, bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng- Tổng Giám đốc tập đoàn bệnh viện Hoàn Mỹ đã yêu cầu các bác sĩ thuộc hệ thống không được ăn bớt thời gian ở bệnh viện để làm phòng mạch tư.

Lý do mà ông Tùng đưa ra “để bác sĩ dành thời gian chuyên tâm vào việc điều trị cho bệnh nhân, tránh hiện tượng lôi kéo bệnh nhân hay lấy danh bệnh viện để làm việc ở phòng khám riêng”. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc làm này khiến bác sĩ khó kiếm sống.

Ông Tùng cho biết: “Với mức lương hiện nay ở Hoàn Mỹ trả cho các bác sĩ đã quá cao, đủ cho họ chuyên tâm với bệnh viện”. Theo lãnh đạo BV Hoàn Mỹ, nơi đây săn sóc bệnh nhân như thượng đế, họ được hướng dẫn khám bệnh từ A- Z, bác sĩ ở đây được trả lương cao nên không có chuyện bác sĩ vòi vĩnh hay nhận phong bì từ người bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Đình Phú- Phó giám đốc BV Nhân dân 115 cũng đồng tình và cho rằng, nhiều năm nay chưa phát hiện nhân viên nào của bệnh viện vòi vĩnh hay nhận phong bì của bệnh nhân.

“Bệnh viện đã tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên làm ngoài giờ, khám theo yêu cầu cả thứ 7, chủ nhật, khám bệnh cho doanh nhân, hay khám theo hẹn, qua điện thoại ngoài giờ, mổ theo yêu cầu…Số tiền từ dịch vụ này ngoài khấu hao máy móc, cơ sở vật chất, thù lao người trực tiếp làm việc…số còn lại được chia đều cho các nhân viên”- theo bác sĩ Phú.

Theo bác sĩ G.P làm việc tại BV Nguyễn Tri Phương, một ca phụ mổ khoảng 5-7 tiếng bác sĩ chỉ nhận được từ 40-60 nghìn đồng, nhưng không phải ngày nào cũng được…phụ. Với mức lương hơn 3 triệu đồng, tổng cộng lại chỉ đủ nuôi sống bản thân.

“Tiền lo cho con cái, mọi chi phí phát sinh đều phải chạy vạy ở ngoài. Với mức lương này thử hỏi làm sao bác sĩ không ngả tay nhận “cám ơn” từ bệnh nhân hay móc nối bệnh nhân ra ngoài để mổ dịch vụ kiếm thêm”.

Một bác sỹ công tác ở BV huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) cho biết, nơi đây năm thì mười họa mới có ca mổ, nhưng toàn mổ thông thường, mỗi ca chi phí trọn gói vài trăm nghìn đến 2 triệu đồng. Bác sĩ đứng mổ chính chỉ được 40-50 nghìn đồng, bác sĩ phụ bèo hơn.

Đã là bác sỹ, không phong bì

Trên các diễn đàn y khoa, GS.TS Phạm Gia Khải- Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam cho rằng: “Nếu muốn kiếm thêm tiền để cải thiện cuộc sống một cách đàng hoàng, tôi nghĩ mình có thể hành nghề ngoài giờ có phép của các cấp hoặc làm việc gì khác mà pháp luật không cấm”. Theo nhiều bác sĩ “đã là bác sĩ thì không nên nhận phong bì của bệnh nhân bất kể nó xuất phát từ động cơ nào”.

Trao đổi với PV Tiền Phong, bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng- Tổng thư ký Hội hành nghề y tư nhân, cho biết, một khi quyền lợi của người lao động không được giải quyết thấu đáo, dễ nảy sinh ra tiêu cực. Vì vậy, bảo bác sĩ nói không với phong bì khó khả thi.

“Bác sĩ không nhận tiền ở bệnh viện từ bệnh nhân khi họ xin được xếp lịch mổ sớm, nhưng bệnh nhân tối đến nhà bác sĩ lo lót nhằm được sắp lịch mổ sớm thì làm sao nói họ được”- bác sĩ Tùng ví dụ.

Theo ông, trong lúc thu nhập của bác sĩ mỗi tháng 10 đồng, nhưng chi tiêu cho gia đình 15 đồng, 5 đồng đang thiếu bác sĩ phải làm gì? “Nảy sinh tiêu cực là chỗ đó. Bác sĩ sẽ làm khó bệnh nhân để kiếm thêm, hoặc lôi kéo họ ra ngoài làm dịch vụ….Tất cả đều vi phạm y đức. Nhưng họ có chấp nhận vi phạm không?”- bác sĩ Tùng nói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
TP - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu từng đánh giá Đà Nẵng là địa phương điển hình của đổi mới sáng tạo, luôn tìm cách để du khách trải nghiệm, thụ hưởng cảnh quan, đắm chìm trong các sự kiện, lễ hội nhiều nhất. Thành phố bước vào mùa mưa lạnh cuối năm với thời tiết nhiều bất lợi nhưng vẫn không “ngủ vùi trong chăn” mà liên tục tung ra sản phẩm, thổi luồng khí ấm cho du lịch Đà Nẵng.