> Giáo dục, phát triển nhân cách thanh niên
Thôi thì chiều lòng mấy người yếu bóng vía, ông đập bỏ những tác phẩm tâm huyết của mình.
Ông Chứng cũng tự thấy: “Những bức tượng tôi sơn hình máu me sinh động đến nỗi ai nhìn cũng phải sợ”. Ông diễn giải: “Đó là những nạn nhân của tội ác ở thế gian. Từng bức hình tôi cũng có đề bảng như nạn nhân của trộm cướp, nạn nhân của tội ác giết người, của tai nạn giao thông, tự tử, xì ke ma túy, nạn nhân của đánh ghen bị rạch mặt, nạn nhân của hiếp dâm, diệt khẩu…”.
Có bạn đọc chia sẻ: “Đó là cách riêng của cụ để giáo dục con cái, rất sáng tạo, sinh động. Nước ngoài họ bắt thanh niên đua xe phải phục vụ trong các khoa chuyên cấp cứu bệnh nhân đua xe ở bệnh viện để chứng kiến cái kết thảm khốc mà thức tỉnh chính mình. Cách giáo dục như thế sống động, thấy cảnh máu me thật chứ không phải tượng”.
Để răn đe loài người xử ác, tôn giáo đưa ra khái niệm địa ngục. Ở một số công viên giải trí, muốn xem mô hình địa ngục phải trả tiền. Đến rạp xem phim kinh dị, tất nhiên phải mua vé. Cho nên khu vườn của ông Chứng nếu rào kín lại, vừa đúng quy định vừa có tiềm năng thương mại, biết đâu!?
Việc kiến nghị phá tượng phần nào cho thấy tinh thần cảnh giác cao độ của người dân và chính quyền địa phương. Họ chịu đựng cái vườn đó cả chục năm kể cũng giỏi đấy chứ! Còn vườn tượng trong thời gian ấy phát huy công dụng theo kiểu tích cực (giúp phòng tránh cái ác) hay tiêu cực (gợi hứng cho kẻ thủ ác) thì cũng chưa rõ.
Bây giờ trên các trang báo an ninh pháp luật tràn ngập các loại tội ác ngoài sức tưởng tượng. Lòng thấp thỏm, bao giờ có kiến nghị dẹp bỏ những bài báo đó, hoặc vô sắc chúng như kiểu ông Chứng nhuộm trắng các bức tượng?!